Phân tích đánh giá những trường hợp chung sống như vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý của trường hợp đó

Phân tích đánh giá những trường hợp chung sống như vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý của trường hợp đó

      Thực tế hiện nay, tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng  mà không đăng ký kết hôn đang diễn ra ở nước ta ngày càng phổ biến và có xu hướng phát triển xu hướng phát triển phức tạp cả về số lượng cũng như về tính chất của quan hệ, biểu hiện đa dạng với những chủ thể không chỉ là giữa nam và nữ, mà còn diễn ra với những người cùng giới tính, những người chuyển giới.. Vậy quyền lợi của các bên chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, Vì để muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn để tài: “Phân tích đánh giá những trường hợp chung sống như vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý của trường hợp đó”.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Luật hôn nhân và Gia đình 2014, trường Đại học Luật Hà Nội
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Quy định của pháp luật về trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng

    Khái niệm về việc chung sống với nhau như vợ chồng.

      Quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

      Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật thừa nhận hay có thể hiểu nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có giá trị pháp lý, bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

  • Nam, nữ đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn

       Trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng, dù hai bên có đủ điều kiện kết hôn (Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các điều kiện kết hôn), nhưng xuất phát từ một vài lý do mà các bên không tiến hành kết hôn, như ở các tỉnh miền núi, do phong tục tập quán, kết hôn chỉ cần sự chứng kiến của già làng nên việc đăng ký kết hôn chưa được người dân quan tâm hoặc với nhiều đôi nam, nữ sống không muốn ràng buộc mà chỉ cần “góp gạo thổi cơm chung” không cần đăng ký kết hôn.

  • Nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật

      Nam và nữ không đủ điều kiện đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng (kể từ ngày 03/01/1987 trở về sau) mà không đăng ký kết hôn. Trường hợp này có nghĩa là một trong hai bên hay cả hai bên nam và nữ không đủ điều kiện kết hôn, nên họ không thể đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau như vợ chồng. Ví dụ, trường hợp hai bên nam và nữ đều đủ 16 tuổi, có tài sản riêng, chung sống với nhau như vợ chồng, thậm chí có quan hệ tình dục với nhau một cách tự nguyện thì hành vi chung sống này cũng không bị xem là vi phạm pháp luật.

  • Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính

       Về nguyên tắc, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”9, tuy nhiên, trên thực tế, pháp luật không cấm những người cùng giới tính được chung sống với nhau. Do đó, việc những người cùng giới tính chung sống với nhau như vợ chồng không bị xem là vi phạm pháp luật.

        Những hành vi chung sống như vợ chồng của hai bên hoàn toàn không vi phạm pháp luật. Về hình thức, nam, nữ chung sống như vợ chồng không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp. Ðiều đó có nghĩa là giữa họ trong quan hệ hôn nhân không có chứng cứ về mặt pháp lý để khẳng định họ là vợ chồng. Vậy, khi họ xin “ly hôn”, quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm như thế nào?

         Lần đầu tiên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về giải quyết hậu quả pháp lý của việc nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

      Về nhân thân: Giữa họ không phát sinh quan hệ hôn nhân, theo đó, khi nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn, chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì “không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”10, điều này đúng với cả trường hợp nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

       Quy định này được nhắc lại một lần nữa thông qua thủ tục tố tụng: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng”11. Tức là quyền và nghĩa vụ vợ chồng của họ theo ý nghĩa pháp lý chưa từng phát sinh, nên Tòa án sẽ không tuyên bố quan hệ đó chấm dứt.

      Về tài sản: Cần khẳng định rằng, việc ưu tiên giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn theo thỏa thuận giữa các bên là rất hợp lý. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể như sau: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

     Thế nhưng, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 lại không đề cập đến trường hợp thỏa thuận vô hiệu, trong khi trường hợp giữa các bên không có thỏa thuận và trường hợp giữa các bên có thỏa thuận nhưng thỏa thuận vô hiệu là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, giữa các bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn chung sống như vợ chồng có thỏa thuận với nhau về quan hệ tài sản, nhưng thỏa thuận đó là giả tạo nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì bị xem là thỏa thuận vô hiệu.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”. Quy định như vậy không chỉ bảo đảm tính nhân văn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con mà sâu xa hơn còn phù hợp với lẽ công bằng, bảo vệ quyền tài sản của các bên liên quan. Thừa nhận công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập là quy định tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quá trình chung sống. Tuy nhiên, do tồn tại quy định mang tính tùy nghi “các công việc khác có liên quan” nên nếu không được giải thích rõ ràng và áp dụng thống nhất thì bảo đảm pháp lý này sẽ bị giới hạn trên thực tế.

       Việc chung sống giữa những người cùng giới tính là quyền mỗi người với tư cách cá nhân của họ. Nhà nước thông qua pháp luật có quyền không công nhận hôn nhân của họ. Về bản chất thì quan hệ chung sống giữa những người cùng giới tính là sự thỏa thuận của hai bên chung sống, như một quan hệ dân sự. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chung sống giữa họ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự. Vậy nên, khi có tranh chấp xảy ra giữa họ về tài sản và các quyền, nghĩa vụ thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết thì sẽ hợp lý và phù hợp với thực tế hơn.

      Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, tuy nhiên trong khuôn khổ bải làm của mình, em chỉ xin đưa ra một số những nguyên nhân nổi bật dấn đến hiện tượng nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật như sau:
      Thứ nhất, là do tác động của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa: xu hướng toàn cấu hóa tác động đến hàng loạt các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội… và do đó, sự ảnh hưởng của lối sống của các nước phương Tây như: sống thử, sóng thực dụng, sống buông thả….tất yếu cũng sẽ xâm nhập vào cuộc sống xã hội của nước ta. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin với những trò game online, chat webcam. Các webside tìm bạn, tìm người yêu qua mạng… đã tạo điều kiện cho nam nữ tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn, do đó đã thúc đầy nhanh số lượng nam nữ chung sống với nhau như vợ chống. Bên cạnh đó không thể phủ nhạn được do tính cách, nhu cầu thích tự lập, không muốn bị bố mẹ can thiệp của thế hệ trẻ, cùng với bản tính thích tò mò… đã khiến cho một lượng lớn thanh niên tiếp cận và chấp nhận cách sống như vậy.

      Thứ hai là do ảnh hưởng của phong tục tập quan, những hủi tục lạc hậu: mặc dù công tác giáo dục, tuyên truyền vẫn được diễn ra hàng ngày trên thực tế, nhưng do đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn chưa nhận thức được hết vai trò, ý nghĩa của việc đăng ký kết hôn, cùng với bản sắc văn hóa đã khiến cho tình trạng này vẫn diễn ra trên thực tế.

      Thứ ba là do xuất phát từ yếu tố tâm lý chủ quan của hai bên nam, nữ: có thể là do xuất phát từ sự e ngại đối với những người đã từng trải qua một cuộc sống hôn nhân, hoặc sự tự tin về một tình yêu vĩnh cửu nên không cần đăng ký kết hôn, do sự tò mò, muốn chạy theo xu hướng để được bằng bạn, bằng bè, hoặc tâm lý không muốn bị chói buộc, nên việc lựa chọn chung sống như vợ chồng với người khác mà không đăng ký kết hôn được họ ưu tiên lựa chọn.

      Thứ tư là do các quy định của pháp luật và sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa thực sự hiệu quả. 

Đặc điểm của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng

      Thứ nhất, là điều kiện vầ độ tuổi kết hôn. Trên cơ sở sự phát triển sinh lý cảu con người, các điều kiện kinh tế xã hội nước ta, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định nam từ đủ hai mươi tuổi trở nên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở nên.

      Thứ hai, phải có sự tự nguyện của các bên. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

      Tuy nhiên xuất phát từ một vài lý do mà các bên không tiến hành đăng ký kết hôn, như là các tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số do phong tục tập quán kết hôn thì chỉ cần sự chứng kiến của già làng nên việc đăng ký kết hôn khi lấy lấy chồng vẫn chưa được mọi người dân biết đến và quan tâm.

      Hoặc ở thành phố với lối sống “nhà nào biết nhà đấy” và do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng tự do cá nhân  đã tạo điều kiện cho việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn diễn ra phổ biến. Đây chính là là một đặc điểm để phân biệt với trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn trái pháp luật.

      Đối với các trường hợp nam nữ không đủ điều kiện kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật, các bên nam nữ đều không đủ điều kiện kết hôn về độ tuổi về ý chí tự nguyện hoặc vi phạm điều cấm của xã hội mà không thể đăng ký kết hôn hoặc mặc dù có đăng ký kết hôn nhưng vẫn không được công nhận là vợ chồng. Còn trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng, hai bên nam nữ không hề vi phạm những điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp luật. Về nội dung giữa hôn nhân hợp phápvà nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không có sự khác biệt nhau.

      Như đã nói ở trên,  nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng  không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Nhưng trên thực tế bản thân họ và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thực sự coi nhau như vợ chồng và thực hiện đầy đủ các quyển nghĩa vụ của vợ chồng với nhau. Tuy nhiên để đánh giá hai con người có coi nhau là vợ chồng hay không là thực sự phức tạp Bởi lẽ đây là vẫn đề thuộc về ý thức chủ quan của con người.  Để nhận biết điều đó thực sự rất khó khăn. Đã có không ít trường hợp sau một thời gian chung sống, một trong hau người không muốn tiếp tục sống chung nữa.

      Biện minh cho hành vi của mình, họ cho rằng họ chưa bao giờ coi người kia là vợ chồng, vì vậy chỉ có tình cảm của họ với nhau khi chung sống mới là cơ sở để khẳng định điều đó.

Hậu quả pháp lý của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng

      Đối tượng nghiên cứu,về kết hôn và chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014  về việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở Việt Nam.

      Thực tiễn thực hiện pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp cảu trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

      Phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn; các quan hệ điều chỉnh về vấn đề nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn trước thời điểm Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ra đời.

      Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành trong việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

      Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

    Pháp luật quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ, vấn đề tài sản như thế nào, ai góp nhiều, góp ít, đóng góp ra sao thì hai bên chủ thể là người rõ nhất, do đó pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, căn cứ trên cơ sở những đống góp của các bên nhằm đảm bảo sự công bằng cho cả hai, hơn thế có thể tạo ra sự thuận lợi hơn khi các bên không phải chứng minh đâu là tài sản do mình tạo ra, đầu là tài sản do mình đóng góp, công sức đống góp bao nhiêu, như thế nào? Mặt khác, do về bản chất, mục đich việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng cũng giống như trường hợp nam nữ có hôn nhân hợp pháp, vì vậy pháp luật quy định giải quyết trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trái pháp luật để phù hợp, tạo tính liên kết chặt chẽ với nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

      Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có thể xảy ra các hậu quả pháp lý như sau:

      Trường hợp nam, nữ đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp cấm kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Nếu nam, nữ sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

       Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

      Trường hợp nam, nữ đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 48, Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ở tội “Vi phạm chế độ một vợ một chồng” theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 với hình phạt cao nhất là 03 năm tù.

      Và được quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải quyết hậu quả của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

       Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

      Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

     Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

      Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

       Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

      Việc nam nữ chung sống như vợ chồng hiện nay mà không đăng ký kết hôn, ngày càng trở nên phổ biến.  Trong những trường hợp này họ không được công nhận là vợ chồng, quyền lợi của họ không được đảm bảo, khi họ bị xâm phạm đến quyền lợi pháp luật không bảo vệ họ.. Vì vậy, cần phải tuyên truyền và khuyến khích nam nữ có đủ độ tuổi kết hôn và muốn sống chung như vợ chồng thì cần phải đi đăng ký kết hôn. Phải cần có những quy định mềm dẻo hơn nhằm bảo vệ một số quyền trong những trường hợp như vậy.


     Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Bình luận hoạt động kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

      Trân trọng./.


 

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top