Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội luôn là cơ quan đóng vai trò, vị trí vô cùng quan trọng, là cơ quan có quyền lực cao nhất, là cơ quan đóng vai trò quyết định trong việc quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đưa đất nước phát triển. Do đó, Quốc hội luôn là một chế định được cả năm bản Hiến pháp quy định. Mỗi bản Hiến pháp đều có những quy định khác nhau về Quốc hội để phù hợp với tình hình thực tế. Hiến pháp năm 2013 đã được thông qua vào ngày 28 tháng 11 năm 2013, qua đó thể hiện một bước tiến mới trong tư duy lập hiến, trong đó, Quốc hội là chế định được quy định tại chương V với nhiều điểm mới so với bản Hiến pháp năm 1980. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề:“Những điểm mới về Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 so với chế định về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013.”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2014.
- Hiến pháp năm 1980.
- Hiến pháp năm 2013
- Hiến pháp năm 2013 những điểm mới mang tính đột phá (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Tư pháp, 2015.
Nội dung
Khái quát về chế định Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013
Vị trí, tính chất, chức năng của Quốc hội
Vị trí, tính chất của Quốc hội.
Theo Điều 69 Hiến pháp năm 2013 thì “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vì: Quốc hội nước ta đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: tập chung dân chủ.
Chức năng của Quốc hội.
Với vị trí, tính chất như trên, Quốc hội có những chức năng lớn sau:
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và lập pháp
Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của nhà nước như chính sách kinh tế, đối nội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh,…
Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định trong Điều 70 Hiến pháp năm 2013 và đã được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001.
Các nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được phân thành các lĩnh vực sau:
Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp.
Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước
Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
Các cơ quan của Quốc hội gồm có: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có:
Chủ tịch Quốc hội, Các Phó Chủ tịch Quốc hội, Các ủy viên
- Hội đồng dân tộc gồm có:
Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Các Phó Chủ tịch, Các ủy viên.
- Các ủy ban của Quốc hội gồm có:
Ủy ban thường trực, Ủy ban lâm thời

Những điểm mới về Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1980
Những điểm mới về chức năng của Quốc hội
Chức năng của Quốc hội được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 tại Điều 69: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”
Trước hết, có thể thấy với chức năng lập hiến và lập pháp, Hiến pháp năm 2013 có điểm mới là không quy định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp giống như Điều 82, Hiến pháp năm 1980. Sự khác nhau chỉ thể hiện ở hai chữ “duy nhất”, tuy nhiên nó có sự tác động khá lớn. Dù quy định khác nhau nhưng chúng ta có thể thấy với quyền lập hiến, chỉ có Quốc hội mới có quyền làm Hiến pháp. Còn đối với quyền lập pháp, chúng ta có thể thấy rằng mình Quốc hội không thể xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, vì vậy mà Hiến pháp 2013 đã không còn giữ lại từ “duy nhất” để mở đường cho các cơ quan khác cùng thực hiện quyền lập pháp. Cụ thể, tại Điều 100 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.”.
Với chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Hiến pháp năm 1980 quy định: “Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế và văn hoá, những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.” (Điều 82 Hiến pháp 2013). Quy định liệt kê như vậy tưởng chừng rất cụ thể nhưng lại trìu tượng, chỉ phù hợp với quan niệm Quốc hội là một thiết chế có toàn quyền trong mô hình tập quyền xã hội chủ nghĩa trước đây. Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội “quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước” có tính bao quát cao hơn, là cơ sở Hiến định để sau này Luật cụ thể hóa vai trò của Quốc hội trong từng thời kỳ.
Với chức năng “giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” so với Hiến pháp năm 1980 có điểm mới sau: không quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.” (bỏ cụm từ “toàn bộ”). Điều này thể hiện ở phạm vi giám sát tối cao có giới hạn, quy định khái quát để Luật có điều kiện cụ thể hóa những hoạt động nào của Nhà nước thuộc thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định: “ Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.”
Những điểm mới về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 70, Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 83. So với Hiến pháp năm 1980 thì Hiến pháp năm 2013 có một số điểm mới về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như:
Quy định rõ hơn, khả thi và phù hợp hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Khoản 3, điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Quy định như vậy phù hợp hơn đối với một thiết chế hoạt động nghị trường, dân chủ, đưa ra những chính sách tầm vĩ mô, tầm quốc gia.
Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70) cho phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tòa án nhân dân, làm rõ hơn mối quan hệ giữa Quốc hội với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, Quốc hội kiểm soát được nhân sự của Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời nâng cao vị trí của Thẩm phán, bảo đảm cho Thẩm phán độc lập trong xét xử.
Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự của Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và các cơ qun khác do Quốc hội thành lập.
Quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh mà Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quy định này giúp tạo lòng tin cho nhân dân, giúp các đại biểu thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, những công việc mà mình quản lí trong thời gian qua, nhất là những vấn đề mà nhân dân quan tâm.
Quy định việc trưng cầu ý dân. Trưng cầu dân ý là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp.
Những điểm mới trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội
Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo Hiến pháp năm 1980 thì Quốc hội không có Ủy ban thường vụ Quốc hội, thay vào đó là Hội đồng Nhà nước. Hội đồng Nhà nước vừa là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, vừa là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc định ra thiết chế Hội đồng Nhà nước đã bộc lộ nhiều hạn chế và không phát huy được hết vai trò của mình. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, Hiến pháp năm 1992 và nay là Hiến pháp năm 2013 đã lập nên Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện chức năng là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Bổ sung thêm nhiệm vụ và quyền hạn cho Hội đồng dân tộc. Nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc là nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát, thi hành chính sách dân tộc, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ, quyền hạn như các ủy ban của Quốc hội được quy định tại khoản 2 Điều 76 Hiến pháp năm 2013.
Đánh giá chung
Có thể thấy chế định về Quốc hội theo Hiến pháp 2013 được quy định ngắn gọn và khái quát nhưng cũng đầy đủ và tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 1980. Các điều luật được quy định rõ ràng hơn, có nhiều điều luật mới phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của đất nước trong thời đại mới như quy định về việc bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh mà Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn hay quy định về việc tổ chức trưng cầu dân ý. Cách thiết kế các điều luật cũng thể hiện sự hợp lý, logic, chặt chẽ hơn về bố cục, văn phong, thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập hiến.
Như vậy, Quốc hội theo Hiến pháp năm 2013 có khá nhiều điểm mới so với Hiến pháp năm 1980. Những điểm mới đó làm rõ hơn vai trò to lớn của Quốc hội trong bộ máy nhà nước Việt Nam, đó là một Quốc hội thực sự thay mặt cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Đó là cơ quan đại biểu của nhân dân theo kiểu công xã Pari mà C.Mac coi là một tập thể làm việc “vừa lập pháp, vừa hành pháp”, là một tổ chức chính quyền thể hiện rất rõ tính chất thay mặt và tính chất quần chúng.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Mối quan hệ giữa chủ tịch nước với Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao theo pháp luật hiện hành. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.