Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với đường lối đối ngoại mở rộng theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới thì Việt nam đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó một lĩnh vực rất quan trọng phải nói tới là hợp tác trong lĩnh vực đấu thầu.

Trên cơ sở hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, sự hiện diện của nhà thầu nước ngoài trong hoạt động đầu tư kinh doanh ở Việt Nam nói chung và trong hoạt động thầu các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn nhà nước nói riêng là yếu tố khách quan, tạo nên nét đặc thù trong hoạt động đấu thầu, là cơ sở hình thành các quy định riêng của luật đấu thầu về đấu thầu quốc tế.

Trong bài tập lần này, em xin trình bày về vấn đề: “Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 của Việt Nam”.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Luật đấu thầu năm 2005;
  • Luật đấu thầu năm 2013;
  • Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Những vấn đề lý luận chung

Khái niệm đấu thầu quốc tế

Đấu thầu lầ một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó người gọi thầu (người mua) công bố trước các điều kiện mua hàng để người thầu (người bán) báo giá và các điều kiện chất lượng của hàng hóa, các điều kiện thương mại khác để người mua chọn được người đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình.

Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu (bao gồm cá nhân, tổ chức) trong và ngoài nước tham gia.

Đặc điểm đấu thầu quốc tế

Thứ nhất, đấu thầu quốc tế là một phương thức giao dich đặc biệt, điều đó thể hiện ở các khía cạnh:

  • Trên thị trường chỉ có một người mua và nhiều người bán và giá thành là giá thấp nhất.
  •  Đấu thầu quốc tế tiến hành theo những điều kiện quy định trước.
  •  Thời gian và địa điểm mở thầu xác định.
Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế
Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế

Thứ hai, hàng hóa đấu thầu là hàng hóa vô hình hoặc hữu hình hay dịch vụ, thường có khối lượng lớn, quy cách, phẩm chất phức tạp và có giá trị cao. Mặt hàng mua bán không nhất thiết là hàng hóa có sẵn mà mua bán dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật.

Thứ ba, được tiến hành trên cơ sở tự do cạnh tranh trong điều kiện tuân thủ các quy định của đấu thầu. Tuy nhiên, duy nhất điều kiện về giá cả không được quy định sẵn.

Trong bất cứ thư mời thầu nào, bên mời thầu thường đưa ra các điều kiện về mặt hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hàng và ngay cả hợp đồng kinh tế cũng được nêu ra trước, duy nhất giá cả là điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn người thắng thầu nên được quyết định cuối cùng. Giá cả thắng thầu không hẳn là giá thầu thấp nhất mà còn dựa vào các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra.

Thứ tư, bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện về mặt pháp lý, việc vay và sử dụng vốn. Các tổ chức Quốc tế như WTO, IMF, … thường có các quy chế đấu thầu hướng dẫn các nước vay khi sử dụng vốn vay. Riêng nguồn vốn ODA thì các công ty của nước cấp ODA thường thắng thầu trong các cuộc đấu thầu sử dụng vốn này vi hầu hết các nước cung cấp ODA đều quy định các nước vay phải sử dụng ODA để mua hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi nước cấp ODA.

Những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế của Việt Nam

Nội dung về đấu thầu quốc tế

Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia thầu bao gồm:

  • Bên gọi thầu (bên bán): là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật đấu thầu.
  • Bên nhà thầu (bên mua): là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để kỷ kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.

Theo quy định tại khoản 34, khoản 35 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013, nhà thầu có thể phân loại thành nhà thầu chính và nhà thầu phụ.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.

Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế
Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

  • Các đối tượng tham gia gián tiếp:

Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;

Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;

Công luận, các cơ quan báo chí;

Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.

Dựa theo quốc tịch có thể phân loại nhà thầu thành nhà thầu có quốc tịch nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) và nhà thầu có quốc tịch Việt Nam (nhà thầu trong nước).

Điều kiện tổ chức đấu thầu quốc tế

Theo điều 15 Luật đấu thầu năm 2013 về đấu thầu quốc tế, việc tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn nhà thầu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện:

  • Nhà tài trợ vốn cho gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế. Đấu thầu quốc tố được tổ chức khi nhà tài trợ cho đấu thầu yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế. Khi một nhà tài trợ họ bỏ vốn ra để đầu tư cho một dự án họ mong muốn đạt được kết quả cao nhất, muốn tìm được đươc một nhà thầu có đủ năng lực để hoàn thành tốt dự án. Khi xét thấy cần tổ chức đấu thầu quốc tế họ muốn mở rộng phạm không chỉ những dành cơ hội cho những nhà thầu trong nước mà còn cả các nhà thầu nước ngoài.
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá cả. Trường hợp hàng hóa thông dụng, đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế
  • Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp , hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Ngoài trường hợp do nhà tài trợ thầu có yêu cầu, các trường hợp còn lại chỉ tổ chức đấu thấu quốc tế khi các nhà thầu không có đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu về tài chính hoặc hàng hóa sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. Như vậy có thể thấy các trường hợp đấu thầu quốc tế rất hạn chế.

Luật đấu thầu với ý nghĩa là công cụ mua sắm công của nhà nước sẽ dành sân chơi cho các nhà thầu trong nước nhiều hơn, Nhà thầu quốc tế chỉ được tham dự khi các nhà thầu trong nước không có đủ khả năng thực hiện gói thầu.

Xuất phát từ yếu tố khả năng cạnh tranh của các nhà thầu trong nước còn thấp hơn các nhà thầu nước ngoài, nhằm mục đích tạo cơ hội cho các nhà thầu trong nước và bảo vệ thị trường trong nước Luật đấu thầu chỉ quy định tổ chức đấu thầu quốc tế trong một số trường hợp đặc biệt.

Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế
Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế

Trong trường hợp đối với các dự án đầu tư theo hình thức công tư, được hiểu là có sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân.

Trong trường hợp này Nhà nước kêu gọi sự đầu tư từ các nhà đầu tư, họ có đủ vốn, đủ năng lực để thực hiện những gói thầu, những dự án này thường mang lại lợi ích cao bởi các chủ đầu tư là tư nhân họ bỏ vốn của mình ra để thực hiện dự án sau đó khai thác một thời gian bàn giao lại cho nhà nước. Nhà nước vừa không phải bỏ vốn đầu tư vừa mang lại được lợi ích cho nhân dân. Vì vậy trong trường hợp này có thể tổ chức đấu thầu quốc tế.

Nhà thầu nước ngoài khi trúng thầu thực hiện gói thầu tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định của Chính phủ Việt Nam về quản lý nhà thầu nước ngoài như các quy định về đăng ký hoạt động tại địa phương nơi thực hiện gói thầu; phải bảo đảm việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, đăng kí tạm trú, nộp thuế và các hoạt động khác thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

Đây có thể xem như là những quy định hạn chế của pháp luật Việt Nam đối với nhà thầu nước ngoài và cũng là quy định cần thiết xuất phát từ lợi ích quốc gia, bảo hộ các nhà thầu trong nước vốn yếu thế hơn so với nhà thầu nước ngoài, đồng thời có tính đến khả năng tranh thủ trình độ, kinh nghiệm quản lý, công nghệ tiên tiến của nước ngoài ứng dụng vào hoạt động triển khai thực hiện các gói thầu.

Đấu thầu quốc tế tuy mới xuất hiện ở Việt nam, nhưng đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước.

Do tính chất công bằng và cạnh tranh công khai nên đấu thầu quốc tế tạo ra một môi trường bình đẳng cho các nhà kinh doanh từ các quốc gia khác nhau trong việc tổ chức, thực hiện hợp đồng, từ đó tăng tính cạnh tranh, thúc đẩy nhà thầu trong nước phát triển tích cực. Đồng thời đấu thầu quốc tế cũng giúp cho các nhà đầu tư mua được những thiết bị với giá rẻ, đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và các điều kiện khác.


Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề: Phân tích nội dung những vấn đề pháp lý cơ bản về đấu thầu quốc tế theo quy định của Luật đấu thầu năm 2013 của Việt Nam. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top