Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Hiện nay những vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống. Đặc biệt ở những nơi đang có những công trình xây dựng lớn đang thi công. Hiện nay vẫn còn một số những khúc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc xác định các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiêt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra. Vậy để hiểu hơn về vấn đề này bài viết sau đây xin đi sâu phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra và đưa ra một ví dụ cụ thể để chúng ta có thể làm rõ hơn về vấn đề này.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Giáo trình Luật dân sự Đại học luật Hà Nội
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại

Nội dung

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

a.Khái niệm

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong đời sống dân sự để đảm bảo lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giữa các chủ thể bất kỳ mà trong đó, người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác.

Như vậy ta có thể nói: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của pháp luật dân sự, xác định người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các chủ thể khác và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra.

=>Trách nhiệm bồi thường thiệt hại không chỉ nhằm đảm bảo việc đền bù tổn thất đã gây ra mà còn giáo dục mọi người về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

b.Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bộ luật dân sự (BLDS) không quy định cụ thể về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì vậy xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và của Luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có bốn điều kiện được quy định tại nghị quyết số 03/2006/HĐTP-TANDTC ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại

– Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là những tổn thất thực tế tính được bằng tiền do hành vi trái pháp luật gây ra do hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.

– Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại

Khoản 1 điều 584 BLDS 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại có nêu: “Người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bổi thường.Trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”

Như vậy bất cứ chủ thể nào có hành vi nêu trên thì đều có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại, đồng thời đây cũng là ột trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Đó là những quyền tuyệt đối của mọi cá nhân, tổ chức, mọi người đều phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền tuyệt đối đó.

– Có lỗi của người gây ra thiệt hại

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý.Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Bởi vậy những người không có khả năng nhận thức và làm củ hành vi của mình thì được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó

– Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại điều 584 BLDS 2015 dưới dạng: “Người nào có hành vi xâm phạm….. mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường. Ở đây ta có thể thấy các hành vi như xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó.

=>Trên đây là bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây cũng là tiền đề để chúng ta có thể xác định được các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

Trách nhiệm thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Như đã nói ở trên trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có 4 điều kiện. Lỗi thì không được nằm trong các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra bởi vì lỗi luôn gắn với hành vi có ý thức của con người. Mà tài sản gây thiệt hại không được xác định là hành vi vì vậy không được xem là một điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên vẫn xem xét đến lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng để xác định thứ tự bồi tường thiệt hại giữa các chủ thể và để đảm bảo nguyên tắc chung của luật dân sự.

=>Vậy nên Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra được xác định là có 3 điều kiện.

  • Có thiệt hại xảy ra
  • Có sự kiện gây thiệt hại của tài sản
  • Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố

Các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra và đưa ra một ví dụ và đưa ra ví dụ minh họa

Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Bên cạnh hành vi trái pháp luật của con người là nguyên nhân gây ra các thiệt hại, thì tài sản, tự bản thân chúng, cũng là một nguồn gây ra thiệt hại cho các chủ thể xung quanh ví dụ như nhà cửa, công trình xây dựng. Nhà cửa, công trình xây dựng khác là những tài sản có giá trị, mang lại cho người sử dụng những lợi ích to lớn nhưng đó cũng là nguốn gây nguy hiểm, thiệt hại đáng kể cho những người xung quanh. Để đảm bảo tất cả các lợi ích hợp pháp bị gây hại đều được bù đắp và bồi thường một cách nhanh chóng, thuận lợi cho dù không phải do hành vi của con người gây ra, thì việc xem xét và tìm hiểu về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản gây ra thiệt hại là vô cùng cần thiết.

Khi đã có thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra cần xác định được thiệt hại đó có đủ điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bối thường thiệt hại hay chưa? Vậy điều kiện đó được xác định như thế nào trong luật dân sự. Như đã nói ở trên thì có 3 điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Điều 605 BLDS 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà của công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đỡi bồi thường”

a.Có thiệt hại xảy ra

Các loại thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là những tổn thất bao gồm thiệt hại về tài sản, sức khoẻ và tính mạng cho người khác xảy ra trong thực tế hoặc chắc chắn xảy ra trong thực tế được xác định

Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra phát sinh khi có thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường, thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu, tức là phải bồi thường thiệt hại dựa trên những quy định của pháp luật đã có. Nếu không có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có thể phát sinh trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hành chính. Như vậy:

-Thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm những tổn thất thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng phải được tồn tại trong thực tế, xảy ra một cách khách quan và đã được xác định một cách chắc chắn. Việc xác định rằng thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra có chắc chắn hay không, không nhất thiết chỉ những thiệt hại đã xảy ra và hiện đang đang tồn tại mới được bồi thường mà kể cả những trường hợp tuy chưa xảy ra mà có cơ sở chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai cũng được xem xét bồi thường. Những trường hợp mang tính giả định, chưa có cơ sở khoa học để chứng minh nó sẽ xảy ra trong tương lai thì không được bồi thường

-Thiệt hại đó phải định giá được bằng tiền, bao gồm những mất mát hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

b.Có sự kiện gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng

Thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra xuất phát từ nội tại của nhà cửa, công trình xây dựng đó chứ không phải là một hành vi. Ví dụ như công trình xây dựng làm cống thoát nước đang trong quá trính thi công làm lún, nứt tường nhà dân gần đó. Như vậy thiệt hại xảy ra là do công trình xây dựng đó đã làm ảnh hưởng đến nhà của các hộ dân khu vực đó gây nên lún, nứt xuất phát từ nội tại của công trình đó chứ không phải do hành vi trực tiếp của con người gây ra. Nội tại là chính bản thân của nhà cửa, công trình xây dựng đó, có thể trước đó đã chịu tác động của con người tuy nhiên chưa gây ra thiệt hại ngay đó, mà sau đó nó trức tiếp gây ra thiệt hại mà không phải hành vi trực tiếp của con người gây ra khi đó, tuy nhiên đến cuối cũng thì nhà cửa công trình đó lại là nhân tố chính, nguyên nhân chính gây thiệt hại. Điều đó nằm ngoài ý muốn, nằm ngoài dự định của người trước đó đã tác động đến nhà cửa, công trình đó.

c.Có mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố

Khi có thiệt hại xảy ra thì đó là kết quả của việc nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Đó là cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả. Có một nguyên nhân thì sẽ có một kết quả nhất định. Khi có thiệt hại xảy ra thì tất yếu trước đó phải có nguyên nhân trước đó rồi xảy ra một quá trình dẫn đến kết quả hiện tại. Nhà cửa bị lún, bị nứt do công trình xây dựng đang thi công bên cạnh, thì tất yếu quá trình thi công của công trình đó đã là nguyên nhân để làm cho nhà cửa bị lún, bị nứt. Mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố là một điều kiện không thể thiếu và luôn tồn tại khi có thiệt hại xảy ra, đó là một quy luật, đó là một điều tất yếu, nhìn nhận từ kết quả ta luôn nhìn thấy nguyên nhân, mà có nguyên nhân đó thì mới dẫn đến kết quả như thế này.

Lấy ví dụ minh họa về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Những năm gầy đây những sự việc liên quan đến thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra xảy ra rất nhiều trên địa bàn cả nước, hàng năm có hàng tram cồn trình lớn thi công, hàng nghìn ngôi nhà được xây dựng mới vì vậy những vấn đề liên quan đến thiệt hại xảy ra cúng lên đến con số đáng kể. Ví dụ sau đây nói đến việc xây nhà làm nứt nhà hàng xóm và phân tích những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường trong ví dụ đó

Nhà chị A mới xây xong căn nhà 5 tầng vào cuối tháng 8 năm 2016, trong trong thời gian thi công xây dựng nhà đã làm cho nhà hàng xóm là căn nhà 3 tầng được xây dựng xong tháng 12 năm 2015 của anh B bị lún, nứt gạch lát nền, nứt tường tầng 1 và kẹt cửa ra vào. Khi phát hiện ra thì gia đình anh B có mời chị A là chủ căn nhà đang xây dựng sang để lập biên bản có sự chứng kiến của nhiều hàng xóm . Do trước đó căn nhà của anh B sau khi đưa vào sử dụng không hề có dấu hiệu bị lún sàn, nứt tường, cửa không hề bị kẹt mà chỉ khi công trình xây dựng của nhà bên bắt đầu thì mới có những dấu hiệu như thế và ngày càng nghiêm trọng hơn. Trước sự làm chứng của bà con hàng xóm chị A cũng đã thừa nhận công trình xây dựng nhà của anh làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho nhà anh B, và hai bên tiến hành thỏa thuận về vấn đề bối thườn thiệt hại ra sao.

=>Vậy điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong trường hợp này được xác định như sau:

-Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra, thiệt hại xảy ra đã được nhìn thấy trong thực tế đó là nhà của anh B bị lún, nứt gạch lát nền, nứt tường tầng 1 và kẹt cửa ra vào. Đó là thiệt hại thực tế đã xảy ra và có thể xác định được bằng tiền nếu mời các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đến để khảo sát điều tra, xác định mức độ thiệt hại ra sao? Và có thể quy mức đố thiệt hại đó ra tiền theo giá thị trường. Thiệt hại của nhà anh B được xác định là thiệt hại về tài sản có thể định giá được bằng tiền, thiệt hại bao nhiêu thì chị A phải bồi thường bấy nhiêu theo những quy định của luật hiện hành của pháp luật

-Thứ hai: Có sự kiện gây thiệt hại của nhà cửa, công trình xây dựng đó. Thiệt hại của nhà anh B là do tài sản của chị A gây nên, do chính nội tại bên trong của công trình xây dựng đó chứ không phải do hành động trực tiếp của con người. Có thể là do móng nhà hoặc do một số nguyên nhân nào đó chắc chắn xuất phát từ ngôi nhà đang thi công, từ đó gây nên thiệt hại cho ngôi nhà anh B đang ở. Nguyên nhân được xác định là do ngôi nhà đang thi công bởi vì trước đó ngôi nhà của anh B khi được đưa vào sử dụng không hề có dấu hiệu bị lún, nứt hay bất cứ tổn thất nào chỉ khi ngôi nhà bên cạnh bắt đầu xây dựng thì những biểu hiện đó mới bắt đầu hình thành và ngày càng có dấu hiệu thiệt hại nặng hơn điều đó hoàn toàn nằm ngoài mong muốn của chị A và đó cũng không phải là một hành vi gây thiệt hại trực tiếp của con người.

-Thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố. Nguyên nhân của việc nhà anh B bị thiệt hại là hậu quả của việc công trình xây dựng nhà của chị A gây ra trong quá trình xây dựng. Và ngược lại công trình xây dựng được tiến hành trong quá trình đó có sai sót xảy ra thì sẽ dẫn đến thiệt hại cho ngôi nhà của anh B. Đó là mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này. Đó là điều tất yếu xảy ra khi có thiệt hại thì tất yếu trước đó phải có một nguyên nhân chính gây thì mới có thể gây ra thiệt hại như vậy.

Đánh giá

Hiện nay những sự việc tranh chấp kiên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra diễn ra rất phổ biến tuy nhiên vì tính chất vấn đề mang tính phức tạp nên nhiều khi việc xác định được điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường đó đã được đáp ứng hay chưa còn là một vấn đề khá là nan giải đối với các cơ quan có thẩm quyền. Vậy nên thời gian để giải quyết các trường hợp liên quan đến vấn đề này thường kéo dài lâu bởi việc xác định các điều kiện đó đòi hỏi phải mang yếu tố khách quan cao. Nhà nước cần có những hướng dẫn, những quy định cụ thể hơn nữa để việc xác định các điều kiện được thuận lợi hơn, giúp việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng hơn, đáp ứng được nhu cầu giải quyết nhanh chóng của người dân.

Qua bài viết, qua ví dụ cụ thể được phân tích ở trên chúng ta đã xác định và làm rõ hơn về các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Đó là một vấn đề còn tồn tại nhiều khúc mắc và rất cần những giải pháp để giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng hơn tại Việt Nam chúng ta.


Trên đây là toàn bộ tư vấn về: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Mọi thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề này hoặc cần tư vấn về bồi thường, hợp đồng hay muốn sử dụng các dịch vụ về dân sự, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được hỗ trợ cụ thể.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top