Phân tích, đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015

Thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Tuy nhiên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về quyền thừa kế của mình, và một trong những vấn đề điển hình đó là khúc mắc xoay quanh việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài số 05: “ Phân tích, đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015. Nêu kiến nghị hoàn thiện Điều luật này nếu có” để làm bài tiểu luận thi kết thúc học phần của mình.

Phân tích Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015

Về nguyên tắc kể từ thời điểm mở thừa kế thì di sản của người chết sẽ chia cho những người thừa kế của người đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Tuy nhiên trong thực tế có những trường hợp có nhiều người cùng chết trong một tai nạn, thiên tai, thảm họa…mà ta không xác định được là ai chết trước, ai chết sau thì được coi là chết cùng thời điểm. Trường hợp này cần phân biệt với trường hợp nhiều người cùng bị chết do một sự kiện gây ra, nhưng xác định được người nào chết trước, người nào chết sau thì không thể coi là chết cùng thời điểm được. Vì vậy chết cùng thời điểm sẽ được xác định theo một trong hai trường hợp sau:

-Một là: khi những người đó đều chết mà có đủ căn cứ cho thấy họ chết vào cùng một lúc. Ví dụ như hai người bị thương trong một vụ tai nạn được đưa vào bệnh viện để cấp cứu nhưng không qua khỏi, họ đều chết và hồ sợ bệnh án của hai người cho thấy họ chết cùng một lúc.

– Hai là: Khi những người đó đều đã chết mà không có căn cứ để có thể xác định được ai chết trước. Ví dụ như hai người cùng chết trong một vụ sạt lở đất, trong một cơn lũ…mà không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau.

Thời điểm chết của cá nhân là thời điểm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân nên cách xử lí đối với trường hợp này là những người chết cùng thời điểm mà được hưởng di sản thừa kế của nhau thì họ không được hưởng di sản thừa kế của nhau nữa mà phần di sản đó sẽ chia cho những người được hưởng di sản của người đó. Sở dĩ pháp luật quy định vậy bởi căn cứ để xác định năng lực hưởng thừa kế của người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như vậy để việc chia di sản thừa kế được tiến hành bình thường, không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế khác

Tuy nhiên việc chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được hưởng di sản thừa kế của nhau nếu họ chết cùng thời điểm vẫn xảy ra trong trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015. Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Đánh giá điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015

Ưu điểm

Thứ nhất Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định ngắn gọn nhưng đã bao quát được hết các ý, truyền tải đến cho mọi người đủ nội dung cần thiết về quy định của pháp luật về trường hợp người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm.

Thứ hai Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 kế thừa những điểm tiến bộ từ Điều 641 BLDS năm 2005 và bổ sung thêm những ý tiến bộ hơn so với Điều 644 BLDS năm 1995. Ngoài việc quy định những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì sẽ không được hưởng thừa kế của nhau như BLDS năm 1995 thì Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 còn mở ra trường hợp ngoại lệ đối với thừa kế thế vị, nhằm mục đích bảo đảm quyền thừa kế của gia đình, dòng họ và chuyển di sản của họ cho những người thừa kế gần nhất để phát triển khối tài sản của dòng họ mình.

Thứ ba Điều 619 BLDS là dự liệu tình huống, sự kiện xảy ra trong thực tế nhằm giải quyết việc chia di sản thừa kế của người chết. Nếu không có Điều 619 thì những người chết cùng thời điểm vẫn được hưởng di sản của nhau, nếu như vậy thì việc dịch chuyển tài sản giữa hai người chết cùng thời điểm sẽ không có hồi kết.

Thứ tưnếu các điều 720, 721, 722 BLDS của nước Cộng hoà Pháp định ra các căn cứ để xác định người chết trước, chết sau trong từng trường hợp thì Điều 619 BLDS nước ta không cho phép suy đoán người chết trước, chết sau. Như vậy Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 đã loại bỏ sự phán đoán chủ quan, bởi thông qua suy đoán thì sẽ không đưa ra được một kết luận chính xác.

Phân tích, đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015
Phân tích, đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015

Hạn chế

Thứ nhất Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 chưa quy định về đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết, nên không có căn cứ thể nói rằng đơn vị thời gian để xác định hai người chết cùng một lúc là ngày, giờ, phút, hay giây.

Thứ hai điều luật quy định còn khá trung trung khiến cho người đọc chưa thực sự hiểu hết được thế nào là những người có quyền thừa kế di sản của nhau. Bởi vì cụm từ “ những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau” hiện nay có rất nhiều cách hiểu.

Kiến nghị hoàn thiện điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015

Thứ nhất: Do điều 619 nói riêng và Bộ luật dân sự năm 2015 nói chung còn chưa quy định cụ thể về đơn vị thời gian để xác định một người chết. Vì chưa quy định cụ thể về đơn vị thời gian nên tuỳ vào từng trường thực tế mà xác định thời điểm chết của một người có thể theo phút, thậm chí theo giây, vì lẽ đó mà gây ra khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp vì ranh giới giữa hai khoảnh khắc này là rất mong manh. Vì vậy cần có sự quy định cụ thể của pháp luật về đơn vị thời gian để xác định thời điểm chết của một người. Theo em đơn vị thời gian để xác định một người chết nên được tính theo ngày, trong những trường hợp có thể xác định được chính xác thì mới được xác định theo phút.

Thứ hai: Cần phải quy định thống nhất và bao quát hơn về những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm. Để xác định chuẩn nội dung cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” cần phải xuất phát từ mục đích của điều luật. Sỡ dĩ pháp luật quy định Điều 619 là nhằm giải quyết dứt điểm việc hưởng di sản của những người được thừa kế di sản của nhau khi quan hệ thừa kế giữa họ mang tính hai chiều. Vì vậy cụm từ “những người có quyền thừa kế di sản của nhau” cần được hiểu là các cặp thừa kế của nhau.

Những kiến nghị này mang tính chủ quan của cá nhân nhằm khắc phục những hạn chế em đã nêu ra trong phần đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015. Vì là ý nghĩ chủ quan của cá nhân em nên sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, em mong các thầy cô trong tổ bộ môn sẽ góp ý để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cho thấy điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 là một bước tiến mới so với các BLDS trước đây, tuy nhiên nó vẫn còn những hạn chết nhất định, vì vậy các nhà làm luật cần phải khảo sát thực tiễn, nghiên cứu để hoàn thiện luật pháp nước nhà; còn công dân thì phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật để xây dựng một nhà nước Việt Nam thực sự công bằng, dân chủ và văn minh.

PHỤ LỤC

Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.

Khi phân tích Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015 ta cũng cần phải quan tâm đến vấn đề thế nào là những người được hưởng di sản thừa kế của nhau? Căn cứ vào khoản 1 điều 651 của Bộ luật dân sự 2015, những người có quyền hưởng di sản thừa kế của nhau là những người ở cùng hàng thừa kế:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau trong mọi trường hợp.

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm họ không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất nữa.

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Đây là những cá nhân được hưởng di sản của nhau nếu khi họ chết cùng thời điểm họ không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai nữa.

Điều 619 và 652 bộ luật dân sự có quy định về việc những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm và việc thừa kế thế vị. Và có thể thấy điều 652 là ngoại lệ của điều 619, mục đích chủ yếu là để cháu huyết thống của ông bà không bị thiệt thòi.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phân tích, đánh giá Điều 619 Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top
MỤC LỤC