Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Trong hệ thống các chủ thể quan hệ pháp luật, ngoài chủ thể là thể nhân – con người cụ thể hoặc chủ thể được coi như thể nhân còn có các thực thể pháp lý khác có tư cách chủ thể là pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm để chỉ một loại chủ thể quan hệ pháp luật độc lập với các chủ thể khác và thành viên của pháp nhân, pháp nhân ra đời đáp ứng điều kiện của đời sống xã hội và hoạt động lập pháp. Ngày nay, pháp nhân được xem như là một tiêu chí đánh giá mức độ tự do kinh tế và phát triển kinh tế của một đất nước. Pháp nhân là một chủ thể cơ bản tham gia vào các quan hệ dân sự – kinh tế thường xuyên và phổ biến, vì vậy tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Dựa trên nhiều căn cứ mà các nhà lập pháp chia pháp nhân thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 với những đổi mới về quy định phân loại pháp nhân, em xin được chọn đề bài: “Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của BLDS năm 2015” cho tiểu luận nghiên cứu cuối kỳ của mình.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật dân sự Việt Nam”, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2015.
  • TS. Nguyễn Văn Cừ – PGS. TS. Trần Thị Huệ (Đồng chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017
  • Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
  • Bộ luật Dân sự sửa đổi 2015.
  • Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.
  • Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, “Hướng dẫn môn học luật dân sự: học phần I”, Lao động, Hà Nội, 2013.
  • Nguyễn Thị Tuyết Nhung, “Pháp nhân – Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ngành Luật Dân sự, 2011
  • Nguyễn Văn Lâm, “Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp luật”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, 2011

Nội dung

Khái quát về pháp nhân

Khái niệm

Lược sử pháp nhân

Pháp luật đưa ra khái niệm “pháp nhân” nhằm phân biệt với “thể nhân” (tự nhiên nhân) là những cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật. Từ thời La Mã cổ đại, những phường hội, nhà thờ, xưởng thủ công, … hình thành và ngày càng mở rộng, là tiền đề để xuất hiện “pháp nhân” vào thời kỳ phong kiến, với những “tổ chức” tồn tại độc lập, có tài sản riêng, thực hiện giao dịch trên danh nghĩa của chúng: công ty khai thác thuộc địa trên lãnh thổ các nước châu Á, Phi, Mỹ – Latinh, …Phải đến tận khi tư bản chủ nghĩa phát triển, khái niệm “pháp nhân” mới thực sự được công nhận. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa cụ thể cho khái niệm này mà mới chỉ dừng lại ở những quy định về dấu hiệu của pháp nhân.

Khái niệm pháp nhân

Qua các văn bản pháp luật đã ban hành và tính chất chủ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau:

“Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

Cơ sở pháp lý

Khái niệm pháp nhân còn được đề cập đến ở:

Mục 1 Chương III Thông tư số 525 của Trọng tài kinh tế (26/3/1975)

Nghị định số 17 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 01/07/1991 (16/01/1990)

Điều kiện của pháp nhân

Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì một tổ chức được công nhân là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập

Các loại pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Các cách phân loại pháp nhân và điểm mới so với Bộ luật Dân sự 2005

Về phân loại: Có rất nhiều cách để phân loại pháp nhân theo nhiều tiêu chí khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ vào trình tự thành lập pháp nhân:

  • Pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh đó là các cơ quan quản lý nhà nước được thành lập theo quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền như: các Bộ quản lý ngành, các đơn vị vũ trang…
  • Pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép thành lập như: các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp
  • Pháp nhân được thành lập theo trình tự công nhận như: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần….

Thứ hai, căn cứ vào mục đích của pháp nhân:

  • Pháp nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý điều hành xã hội vì lợi ích công cộng, không nhằm mục đích kinh doanh, như: các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang.
  • Pháp nhân có mục đích xã hội như các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp….
  • Pháp nhân được thành lập để nhằm mục đích kinh doanh như: các Công ty, các hợp tác xã, …

Thứ ba, căn cứ vào hình thức sở hữu:

  • Pháp nhân được sở hữu của nhà nước, hoạt động bằng nguồn kinh phí của nhà nước cấp như các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện, …
  • Pháp nhân được sở hữu tập thể của một số cá nhân hoặc pháp nhân, như: Công ty, hợp tác xã, …
  • Pháp nhân được sở hữu trên cơ sở đóng góp của một số hội viên, như các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, …

Về điểm mới so với BLDS 2005

Cùng với nội dung phân loại pháp nhân nhưng BLDS 2005 và BLDS 2015 dựa trên những căn cứ khác nhau để từ đó có cách thức phân loại pháp nhân không giống nhau.

Dựa theo tiêu chí về chủ thể mà BLDS 2005 chia pháp nhân thành năm nhóm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang
  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
  • Tổ chức kinh tế
  • Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
  • Quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Căn cứ vào mục đích thành lập và hoạt động, theo Chương IV BLDS 2015, pháp nhân được chia thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, lần lượt được quy định tại Điều 75 và Điều 76 Bộ luật này.

Đây chính là điểm mới với cách thức phân loại khác hoàn toàn so với trước đây. Các quy định mới về pháp nhân đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy định của BLDS 2005.

Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015
Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Pháp nhân thương mại

Điều 75 BLDS 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  • Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

Doanh nghiệp:

Luật Doanh nghiệp 2014 dành riêng Điều 4 để giải thích các thuật ngữ. Theo đó, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:

Dựa vào chủ sở hữu trong doanh nghiệp, chia thành: Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp không phải của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Dựa vào quốc tịch doanh nghiệp, chia thành: doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Dựa vào loại hình doanh nghiệp, chia thành: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên chỉ ba loại hình doanh nghiệp đầu có tư cách pháp nhân được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. Riêng doanh nghiệp tư nhân thì không được pháp luật trao cho tư cách pháp nhân vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách bạch độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Điều này đã được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.” và Khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014: “Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.”

Các tổ chức kinh tế khác:

Các tổ chức kinh tế khác ở đây được hiểu là các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng vẫn tổ chức các hoạt động kinh tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận.

Để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì doanh nghiệp có các quyền như: tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh, …

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 82, Điều 88 cho đến Điều 96 của BLDS 2015 và cụ thể chi tiết tại các điều khoản của Luật Doanh nghiệp 2014 cùng một số văn bản hướng dẫn có liên quan.

Pháp nhân phi thương mại

Điều 76 BLDS 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Khác với pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận thì pháp nhân phi thương mại có nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào từng loại pháp nhân phi thương mại cụ thể, nhưng đây là những pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc trong quá trình hoạt động của pháp nhân phi thương mại thì không phát sinh lợi nhuận.

Ví dụ: Quỹ từ thiện A gửi tiền từ thiện tại ngân hàng và có lãi phát sinh. Đối với trường hợp có lợi nhuận, thì lợi nhuận này cũng được dùng để thực hiện hoạt động của pháp nhân hay chi dùng cho những công việc khác mà không được phân chia cho các thành viên.

Pháp nhân phi thương mại bao gồm:

Cơ quan nhà nước: CQNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, hoạt động quyền lực đó mang tính chất cưỡng chế bằng bộ máy đặc biệt. Quyền lực của mỗi cơ quan nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó trong hệ thống cơ quan nhà nước và được thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong pháp luật. Như vậy, cơ quan nhà nước là bộ phạn cấu thành bô máy nhà nước, gồm một tập thể người hay một người thay mặt nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định. Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau: (1) Các cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; (2) Các cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân; (3) Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án do luật định; (4) Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự, Viện kiểm sát nhân dân địa phương; (5) Chủ tịch nước là một chức vụ nhà nước, một cơ quan đặc biệt thể hiện sự thống nhất quyền lực, có những hoạt động thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp nên không xếp vào bất kỳ loại cơ quan nào.

Đơn vị vũ trang nhân dân: Khoản 1 Điều 12 Luật Quốc phòng an ninh nhân dân 2005 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ”. Trong đó, lực lượng quân đội bao gồm: Lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu; Lực lượng công an bao gồm: an ninh và cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an. Riêng lực lượng Dân quân – Tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương.

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp: (1) Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định; thành viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội; nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền; (2) Tổ chức chính trị – xã hội: là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân; (3) Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp: là tổ chức hình thành theo các quy định của Nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước, hô xtrojw nhà nước giải quyết một số vấn đề xa hội, hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện; (4) Tổ chức xã hội: là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của Nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên; (5) Tổ chức xã hội nghề nghiệp: là tổ chức được sáng lập theo sáng kiến của tổ chức, cá nhân khác nhau. Hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, tổ chức này cũng là tổ chức hoạt động mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi hình thành tổ chức.

Quỹ xã hội: là quỹ được tổ chức, hoạt ododngj với mục đích nhằm hỗ trọ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục,… và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận

Quỹ từ thiện: là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích nhằm hỗ trợ, khăc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn, càn sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận

Doanh nghiệp xã hội: được hình thành từ các sáng kiến xã hội, trên nền tảng nhu cầu giải quyêt một vấn đê xã hội cụ thể của cộng đồng, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân của những người sáng lập.

Các tổ chức phi thương mại khác: Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan

Cơ sở định hướng hoàn thiện chế định pháp nhân và giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý cho pháp nhân trong giai đoạn hiện nay

Cơ sở định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về pháp nhân

Cơ sở về kinh tế – xã hội, văn hóa – đời sống

Việt Nam, nguồn gốc là một nước nông nghiệp. Nghề nông có vị trị đặc biệt quan trọng vì lúa gạo là thực phẩm chính nôi sống những người dân. Vì vậy nghề nông được trọng hơn nghề thương. Các hoạt động về thương mại ở Việt Nam chủ yếu vẫn diễn ra trên các chợ, người buôn vốn liếng eo xèo “buôn thúng bán mẹt”, tổ chức sơ sài, nếu có hùn vốn cũng mang tính nhất thời. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục trong nhiều năm. Nền kinh tế Việt Nam đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang mở ra.

Cơ sở của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục đổi mới việc xây dựng và thực thi luật pháp bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Cơ sở của xu hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hiện nay, cùng với việc xây dựng môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.

Cơ sở của quá trình hội nhập quốc tế hiện nay

Nhiệm vụ của nhà nước là phải tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một 14 khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư; từng bước thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015
Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

Phương hướng hoàn thiện địa ví pháp lý cho pháp nhân bối cảnh hiện nay

Giải pháp đổi mới các quan niệm về pháp nhân

Thứ nhất, cần đưa ra định nghĩa và quan niệm pháp nhân với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật thay thế cho quy định tại điều 84 về các điều kiện của pháp nhân.

Thứ hai, thay đổi nhận thức về tài sản và trách nhiệm tài sản của pháp nhân: Trong quan niệm về pháp nhân phải có sự thay đổi, quan niệm trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn không phải là đặc trưng của pháp nhân.

Thứ ba, cần nhận thức học thuyết chi phối pháp luật dân sự về pháp nhân là học thuyết thực tại

Các giải pháp về lập pháp

Thứ nhất, xây dựng mô hình hệ thống pháp luật trước khi hoàn thiện pháp luật về pháp nhân.

Thứ hai, Quy định chủ thể quan hệ pháp luật dân sự bao gồm thể nhân và pháp nhân.

Thứ ba, Quy định hợp đồng thành lập pháp nhân trong Bộ luật dân sự. Xuất pháp từ bản chất pháp lý của việc hình thành pháp nhân là quan hệ hợp đồng giữa các thành viên sáng lập nhằm tạo ra một thực thể cụ thể để đáp ứng hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu chung mà các sáng lập viên xác định khi giao kết hợp đồng.

Thứ tư, Hoàn thiện các quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế:

Tập đoàn kinh tế là một mô hình đặc thù, hiện nay, các quy định về tập đoàn đang bị hiểu sai lệch. Trong khi, pháp luật quy định tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là tập hợp của nhiều pháp nhân độc lập với nhau theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Thứ năm, Tách quy định về Doanh nghiệp tư nhân trong luật danh nghiệp:

Bản chất doanh nghiệp tư nhân là chế độ cá nhân kinh doanh, thực hiện các giao dịch trên cơ sở chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản riêng của mình. Doanh nghiệp tư nhân, chỉ nên được quy định trong luật thương mại, trên cơ sở là một thương nhân trong thực hiện cách hành vi thương mại.

Thứ sáu, Quy định pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự:

Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến việc đấu tranh các hoạt động phi pháp xuyên quốc gia do pháp nhân tổ chức như tội phạm về môi trường, tội rửa tiền, các tội xuyên quốc gia khác.

Thứ bảy, Các lĩnh vực chuyên ngành khác: Các luật chuyên ngành, khi quy định về tư cách pháp nhân của một tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù, phải tuân thủ mô hình pháp nhân theo Bộ luật dân sự và luật doanh nghiệp, từ đó ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về pháp nhân thống nhất.

Các giải pháp về thi hành các quy định pháp luật về pháp nhân

Thứ nhất, Tổ chức hệ thống hóa quy định pháp luật về pháp nhân

Thứ hai, Hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan đến pháp nhân

Thứ ba, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh

Pháp nhân, ngay từ cội nguồn khai sinh ra nó, pháp nhân đã mang dấu ấn của một chủ thể được hư cấu bởi pháp luật. Tức là một chủ thể chỉ được tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với tư cách pháp nhân khi chủ thể đó được pháp luật trao cho và công nhận tư cách ấy. Với cách quy định và phân loại pháp nhân thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại dựa trên tiêu chí lợi nhuận, chế định pháp nhân bắt đầu trở nên rõ ràng, thống nhất và khoa học hơn. Bằng việc nghiên cứu các cơ sở lý luận xung quanh vấn đề pháp nhân và dựa trên việc phân tích cơ sở thực tiễn, một số giải pháp, phương hướng đã được đưa ra nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý cho pháp nhân, nâng tầm vị thế pháp nhân trong đời sống xã hội, từ đó góp phần xây dựng chế định pháp nhân thêm chặt chẽ, chính xác hơn.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Nêu và phân tích các loại pháp nhân theo quy định của BLDS năm 2015. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top