Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay

Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay

Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức liên kết, hội nhập thành công nhất trên thế giới. Là một liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 thành viên thuộc châu Âu, được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht năm 1992 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Hiệp ước Masstricht 1992 đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử, đó là tạo dựng hai trụ cột mới là liên minh chính trị (gồm chính sách đối ngoại và an ninh chung; tư pháp và nội vụ) và liên minh kinh tế – tiền tệ.

Từ Hiệp ước Maastricht đến nay, mô hình liên kết của Liên minh châu Âu đã có nhiều sự thay đổi nhằm tạo ra một mô hình liên kết thống nhất hơn. Để tìm hiểu cụ thể hơn sự thay đổi đó, em xin chọn đề bài: “Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay (trong đó làm rõ những thay đổi trong nội dung và liên kết)”.


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • “Chiến lược châu Âu của Nga trong bối cảnh EU mở rộng sang phía Đông”, Nghiên cứu châu Âu, số 5(53)/2003. Nguyễn Thị Bình;
  • “Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004. Nguyễn Xuân Phách[Chủ biên];
  • “Chính sách đối ngoại của một số nước sau chiến tranh lạnh”, Hà Nội, 1999. Quang Thuận(Theo I.H.T).

Bối cảnh và giá trị của việc ký kết Hiệp ước Maastricht 1992 – thành lập Liên minh châu Âu

Bối cảnh dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Maastricht 1992

Khi các kế hoạch mới của Cộng đồng châu Âu hoặc đang được thảo luận hoặc bắt đầu vận hành thì tình hình châu Âu và thế giới có những biến động dữ dội: Liên Xô và các nước XHCN tan rã; Tây Đức và Đông Đức thống nhất; Sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng Quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển. Những biến cố này đã tạo ra các tác động vô cùng lớn đối với Cộng đồng châu Âu.

  • Thứ nhất, Liên Xô và các nước XHCN tan rã, chấm dứt sự đối đầu 2 cực trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Đối thủ chung của cả Mỹ và Tây Âu không còn, nên nền tảng chung trong hợp tác chiến lược Mỹ – Tây Âu cũng không còn chặt chẽ nữa, tạo cơ hội cho Tây Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và bắt đầu đi theo con đường độc lập của mình nhằm vươn lên tìm lại vị thế trước đây.
  • Thứ hai: nước Đức thống nhất trở thành một nhân tố quan trọng và tạo nên một trật tự mới ở châu Âu và thế giới, dẫn đến một sự thay đổi về so sánh lực lượng trong nội bộ Tây Âu (đặc biệt là trong quan hệ tế nhị giữa Pháp và Đức, là hai nước trụ cột của Cộng đồng) và đây có thể là nguồn gốc cả sự mất đoàn kết nội bộ của Tây Âu.
  • Thứ ba: Sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa ngày càng phát triển, đòi hỏi Cộng đồng châu Âu phải đẩy nhanh các tiến trình liên kết của mình.

Trước những cơ hội và thách thức mới xuất hiện có phần bất ngờ như vậy, cùng với động lực tự bản thân trong tiến trình nhất thể hóa cộng đồng sau gần 40 năm liên kết, các nước trong cộng đồng buộc phải gấp gáp chuẩn bị cho mình một phương hướng phát triển mới.

Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay

Ngày 7/2/ 1992 Hiệp ước thành lập EU (Hiệp ước Maastricht 1992) đã được ký kết trong hoàn cảnh như vậy. Do đó, có thể nói rằng EU vừa là sản phẩm của một bối cảnh tức thời.

Nội dung và giá trị của việc ký kết Hiệp ước Maastricht

Về mặt cơ cấu, Hiệp ước Maastricht 1992 bao gồm 2 nhóm quy định:

  • Nhóm các quy định mới so với các quy định trong các Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (liên quan đến Liên minh chính trị).
  • Nhóm sửa đổi các quy định của Hiệp ước Pari và Hiệp ước Roma (liên quan đến Liên minh kinh tế tiền tệ).

Hiệp ước Maastricht 1992 đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử, nó xác lập:

  • Một liên minh chính trị giữa các nước giữa các nước thành viên: thiết lập quy chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính sách hợp tác trong các lĩnh vực tư pháp và nội vụ…
  • Một liên minh kinh tế – tiền tệ được nhất thể hóa ở cấp độ cao, với một đồng tiền chung của cả Cộng đồng.

Việc hai trụ cột mới được tạo dựng thêm bởi các quốc gia thành viên theo con đường liên Chính phủ dưới hệ thống Cộng đồng đã được thiết lập trước đó với sự điều hành, quản lý của hệ thống các thiết chế là Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu, Hiệp ước Maastrichtđã tạo ra một khối liên kết là Liên minh châu Âu như ngày nay.


Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ Hiệp ước Maastricht đến nay

Sau Hiệp ước Maastricht Liên minh châu Âu đã có nhiều thay đổi trong mô hình liên kết nhằm thích ứng với tình hình thay đổi của thế giới và tạo nền tảng hợp tác tốt hơn. Đầu tiên là tiến hành sửa đổi Hiệp ước Maastricht 1992 bằng hai hiệp ước là Hiệp ước Amsterdam 1997 và Hiệp ước Nice 2001.Tiếp đó, Liên minh châu Âu đã thành lập được Liên minh kinh tế – tiền tệ châu Âu.

Từ sau Hiệp ước Maastricht đến nay, Liên minh châu Âu đã mở rộng lãnh thổ của mình bằng việc cho gia nhập rất nhiều thành viên đủ điều kiện tham gia. Và sau đó, người đứng đầu của các nước thành viên Liên minh châu Âu đã ký Hiệp ước Lisbon sửa đổi Hiệp ước về Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu. Có hiệu lực vào ngày 1/12/2009, Hiệp ước Lisbon đã khiến cho EU gắn kết, năng động và hiệu quả hơn để thích ứng với những thách thức và thay đổi đang diễn ra hàng ngày trên thế giới.

Nội dung liên kết của Liên minh châu Âu đã có nhiều thay đổi. Với hiệp ước Maastricht, phương thức liên kết “cộng đồng” chỉ tồn tại trong lĩnh vực kinh tế như đúng nguồn gốc hình thành là liên kết nhằm hợp tác về kinh tế. Nhưng đến Hiệp ước Lisbon đã có sự thay đổi trong phương thức liên kết của trụ cột tư pháp nội vụ từ phương thức liên kết “liên chính phủ” sang phương thức liên kết “cộng đồng”.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.

Trân trọng ./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top