Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta

Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta

Trong giai đoạn từ năm 1955 đến 1975 và đến trước đổi mới 1986, HTX được xác định là 1 trong 2 hình thức kinh tế chính thức ở Việt Nam (bên cạnh doanh nghiệp nhà nước). HTX trở thành phổ biến, thay thế dần kinh tế cá thể và đội sản xuất.

Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ở miền Bắc, khi hầu hết lực lượng thanh niên ra mặt trận, HTX nông nghiệp đã có vai trò vô cùng quan trọng duy trì và phát triển sản xuất, đảm bảo hậu phương ổn định và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam. Qua bài phân tích sau đây tổng đài tư vấn Luật Quang Huy chúng tôi xin giải quyết về vấn đề: Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta.


Danh mục tài liệu tham khảo

  • Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.
  • Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2004.
  •  ThS. Trương Ngọc Thơi, Bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 12, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Hoàn cảnh lịch sử

Sau chiến thắng lịch sử ĐBP, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đối với 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. CMVN vừa có những thuận lợi mới, vừa đứng trước nhiều khó khăn phức tạp.

Thuận lợi:

Hệ thống XÃ HỘI CHỦ NGHĨA không ngừng lớn mạnh, phong trào giải phóng dân tôc, phong trào hòa bình,dân chủ trên thế giới lên cao

MIỀN BẮC đc giải phóng, thế lực of ta đc tăng cường, ý trí thống nhất đất nc of nhân dân 2 miền N-B đã đc ra động lực mới cho CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Khó khăn:

Đế quốc Mỹ trở thành trực tiếp of nhân dân ta, có tiềm lực kinh tế,quân sự mạnh và tham vọng làm bá chủ thế giới.

Sự bất đồng of hệ thống XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, đặc biệt là Liên Xô-Trung Quốc

Nước ta chia làm 2 miền với chế độ chính trị xã hội đối lập

Vài nét về nông nghiệp MB sau 1954

Sau chiến tranh, nông nghiêp – ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc bị thiệt hại nặng nề: 1.430.000 ha đất bị bỏ hoang, 8 công trình thủy nông lớn và nhiều công trình thủy nông vừa và nhỏ bị phá hủy. Phần lớn ruộng đất chỉ làm một vụ, năng suất rất thấp. Kĩ thuật sản xuất thô sơ, thiên tai nặng nề. Sức kéo chủ yếu là trâu bò, nhưng thiếu nghiêm trọng do hàng vạn trâu bò bị giết trong chiến tranh.

Những đồng bào công giáo bị dụ dỗ cưỡng ép di cư vào Nam đã để lại hàng chục nghìn ha ruộng đất bị bỏ hoang.Việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được xúc tiến khẩn trương ngay sau khi hòa bình vừa lập lại. Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế trong điều kiện hết sức gay gắt của một xã hội vốn là thuộc địa vừa trải qua chiến tranh tàn phá nặng nề.

Tìm hiểu về hợp tác hóa nông nghiệp ở miền bắc nước ta

Quan điểm chủ trương lớn của đảng về HTX nông nghiệp

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 9 -1954 đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là khôi phục sản xuất ngang mức trước chiến tranh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, sau là sản xuất công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng, đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp nặng cần thiết cung cấp tư liệu sản xuất cho sản xuất nông nghiệp.

Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) tháng 11-1958 đã xác định: Nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân ta là ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống Mỹ – Diệm nhằm thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ.

Hội nghị lần thứ 16 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (4-1959) đã xác định những vấn đề cơ bản của đường lối, chính sách hợp tác hoá nông nghiệp. Hội nghị khẳng định chỉ có đi vào con đường hợp tác hoá, làm ăn tập thể mới khắc phục được những khó khăn trong sản xuất, cải thiện đời sống. Phương châm tiến hành hợp tác hoá là: “tích cực lãnh đạo, vững bước tiến lên; quy hoạch về mọi mặt, sát với từng vùng; làm tốt, vững và gọn”.

Hình thức, bước đi, tốc độ của quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa phải phù hợp, từ thấp lên cao, tập dượt cho nông dân và thợ thủ công quen dần với cung cách làm ăn tập thể, từ tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, tiến lên hợp tác xã bậc cao. Quy mô cũng phải từ nhỏ lên lớn. Việc đẩy mạnh cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới phải tuân thủ nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ”.

Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta
Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc nước ta

Quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về hợp tác hóa nông nghiệp

Sau khi tịch thu ruộng từ tay điền chủ và phú nông và phân chia cho tá điền và bần nông, chính phủ tổ chức nông dân vào các tiểu tổ nông nghiệp trong đó hình thức trao đổi lao động và lao động tập thể được khuyến khích để thay thế hình thức lao công. Sau khi hình thức lao động tập thể đã được truyền bá rộng trong các vùng nông thôn, quá trình cải cách nông thôn và phát triển nông nghiệp bước vào giai đoạn xây dựng hợp tác xã nông nghiệp.

Hợp tác xã nông nghiệp được xây dựng và phổ biến để thay thế hình thức canh tác trên căn bản cá nhân và gia đình. Quá trình xây dựng hợp tác xã nông nghiệp ở Miền Bắc bao gồm hai giai đoạn. Vào năm 1958 chính phủ tiến hành công trình xây dựng hợp tác xã cấp thấp trong đó sản xuất thực hiện dưới dạng tập thể nhưng phân phối thu nhập còn dựa trên căn bản diện tích ruộng thuộc quyền sở hữu của các hộ.

Từ khoảng năm 1960 hợp tác xã cấp thấp dần dần được cải biến lên hợp tác xã cấp cao. Hình thức hợp tác xã cấp cao này khác với hợp tác xã cấp thấp trên hai điểm: có qui mô lớn hơn và phân phối thu nhập dựa trên chỉ tiêu ngày lao động. Chương trình tập thể hoá nông nghiệp đã tiến hành rất nhanh.

Theo tài liệu công bố, vào năm 1958 khi chương trình này bắt đầu thực thi 95 phần trăm hộ nông nghiệp ở Miền Bắc còn canh tác trên căn bản cá nhân và gia đình và chỉ có 4,7 phần trăm hộ gia nhập hợp tác xã cấp thấp. Đến năm 1960, chỉ hai năm sau ngày khởi đầu chương trình tập thể hoá thì tỷ số hộ tham gia hợp tác xã tăng đến 85,8 phần trăm (gồm 73,4% cấp thấp và 12,4% cấp cao). Vào năm 1965 thì số hộ tham gia hợp tác xã đã vượt quá 90 phần trăm với khoảng 2 phần 3 thuộc hợp tác xã cấp cao.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, Miền Bắc vẫn tiếp tục xúc tiến chương trình tập thể hoá nông nghiệp. Đến năm 1975 tỷ số hộ nông tham gia hợp tác xã tăng đến 97 phần trăm so với 90 phần trăm trong năm 1965. Vào thời điểm đất nước thống nhất (năm 1975) thì gần như hầu hết hợp tác xã cấp thấp đã được cải biến thành hợp tác xã cấp cao (41 ngàn hợp tác xã qui mô nhỏ có trong năm 1960 được thống hợp thành 31 ngàn hợp tác xã qui mô vừa trong năm 1965 và 17 ngàn hợp tác xã qui mô lớn trong năm 1975)

Tuy vận động xã hội chủ nghĩa hoá tiếp tục tiến hành, chiến tranh đã mang đến một ảnh hưởng không nhỏ trên tiềm năng sản xuất nông nghiệp Miền Bắc. Hàng vạn thanh niên phải rời bỏ ruộng vườn, gây ra một giảm sút lớn trên lực lượng lao động nông nghiệp.

Thêm vào đó, để đối phó với nhu cầu tối khẩn của chiến tranh chính phủ phải thuyên giảm ngân sách dành cho bộ môn nông nghiệp đến mức không những không gia tăng được tổng lượng tài sản cố định cần để nâng cao sản lượng nông nghiệp mà còn không đủ cho việc sửa chửa máy móc nông cụ sẳn có để duy trì mức sản lượng đã đạt đến từ trước.

Thành tựu, hạn chế

Về khía cạnh tích cưc, không ai có thể phủ nhận được những đóng góp lớn lao của mô hình HTX vào việc tập trung ý chí toàn dân vào công trình sản xuất lương thực ứng đáp với đòi hỏi của đất nước, nhất là trong các giai đoạn chiến tranh dành độc lập. Bên cạnh những thành công nổi bật đó, quá trình tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp bộc lộ một số thiếu sót.

Nhiều địa phương chạy theo thành tích, gò ép, áp đặt theo kiểu hành chính mệnh lệnh, cưỡng bức tập thể hoá tư liệu sản xuất, vi phạm nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi, vi phạm nguyên tắc của Đảng về hợp tác hoá. Các hợp tác xã mới thiết lập gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong tổ chức lao động, sản xuất, quản lý và phân phối. Tham ô, lãng phí dần xuất hiện.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế, nhưng cơ bản là do bệnh chủ quan, nóng vội trong quá trình hợp tác hoá; đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá; chưa chuẩn bị được những điều kiện cần thiết cho hợp tác xã tồn tại và phát triển. Đặc biệt là cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất hàng hoá còn yếu kém; cán bộ quản lý vừa yếu lại vừa thiếu, chưa được đào tạo; quần chúng chưa được chuẩn bị tốt về tư tưởng, v.v..

Đến nay, hơn 60 năm xây dựng và phát triển, HTX không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và kết quả hoạt động. Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của HTX đóng góp vào công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Tuy có những lúc thăng trầm, song kinh tế tập thể luôn được Đảng quan tâm củng cố và phát triển với nòng cốt là các HTX hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống từ kinh tế đến văn hóa- xã hội.


Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Tìm hiểu về hợp tác hóa nông nghiệp ở miền bắc nước ta. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

phone-call

GỌI HỎI ĐÁP MIỄN PHÍ

Scroll to Top