Để xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã và đang không ngừng nỗ lực trong vấn đề cải cách bô máy chính quyền, cải cách thủ tục hành chính theo hướng có lợi nhất cho nhân dân lao động. Thực hiện khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hoạt động góp phần tạo nên giá trị quan trọng về nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước nhân dân của cơ quan Nhà nước nói chung và của cơ quan thực hiện chức năng hành chính nói riêng. Mặt khác tiến hành xử lý kịp thời, chính xác, nghiêm minh các hành vi trái pháp luật.
Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về tố cáo và thực tiễn việc áp dụng những quy định này vào đời sống, em xin chọn đề bài số 4 và trả lời những câu hỏi mà tình huống đưa ra.
Tình huống như sau:
Ông Phạm T tố cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh H vể việc Giám đốc công ty xây dựng CT và các nhân viên đã vi phạm quy định của pháp luật về chế độ tài chính, kế toán khi thi công công trình công cộng do UBND tỉnh H làm chủ đầu tư. Trong đơn tố cáo ông T nêu rõ về hành vi vi phạm (ngày tháng vi phạm, số tiền vi phạm) nhưng không cung cấp được các chứng cứ chứng minh cho tố cáo của mình vì vậy Chủ tịch UBND tỉnh H đã không thụ lý giải quyết tố cáo.
Hỏi:
1, Chủ tịch UBND tỉnh H không thụ lý tố cáo của ông T có đúng quy định của pháp luật hiện hành hay không, vì sao?
2, Nếu tố cáo được thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND tỉnh H có thể giao cho Thanh tra tỉnh H tiến hành thanh tra đối với Công ty xây dựng CT được hay không, tại sao?
3, Phân tích các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người tố cáo? Qua đó nhận xét về việc tố cáo của ông Phạm T?
Danh mục tài liệu tham khảo:
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014
- Chuyên đề Quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản ở Việt Nam
- Lê Hà Nam – Tập đoàn Hà Đô, bài viết: Thực trạng phát triển thị trường bất động sản Việt Nam và một số khuyến nghị, ngày 04/07/2019
- Anh Đan, bài viết: Đại gia xây dựng không phép, vượt tầng: Coi thường phép tắc, bất chấp quy hoạch – báo Thanh Niên
Chủ tịch UBND tỉnh H không thụ lý tố cáo của ông T có đúng quy định của pháp luật hiện hành hay không, vì sao?
Mọi người cũng xem:
Trả lời: Chủ tịch UBND tỉnh H không thụ lý tố cáo của ông T là không đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
Theo điểm b, khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2011 thì người tố cáo có nghĩa vụ “Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 11 người giải quyết tố cáo có quyền “Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.”
Như vậy, người tố cáo khi biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền mà không cần có chứng cứ chứng minh. Nếu công dân cố ý tố cáo sai gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; lợi dụng quyền tố cáo để thực hiện những hành vi khác gây cản trở, gây rối hoặc vì mục đích khác thì bị xử lý theo quy định và bồi thường thiệt hại do tố cáo sai sự thật gây ra. Trường hợp cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trong tình huống đã cho, đơn tố cáo ông T nêu rõ về hành vi vi phạm (ngày tháng vi phạm, số tiền vi phạm) nhưng không cung cấp được các chứng cứ chứng minh cho tố cáo của mình. Chủ tịch UBND tỉnh H không thể dựa trên căn cứ không cung cấp được các chứng cứ chứng minh để từ chối giải quyết tố cáo mà cần tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo những thông tin ông T cung cấp. Quy định người giải quyết tố cáo tự mình kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho người tố cáo không thể tự mình yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp, giao nộp thông tin, cần có sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu tố cáo được thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND tỉnh H có thể giao cho Thanh tra tỉnh H tiến hành thanh tra đối với Công ty xây dựng CT được hay không, tại sao?
Mọi người cũng xem:
Trả lời: Nếu tố cáo được thụ lý giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thì Chủ tịch UBND tỉnh H có thể giao cho Thanh tra tỉnh H tiến hành thanh tra đối với Công ty xây dựng CT.
Căn cứ pháp lý:
Theo khoản 1 điều 22 Luật Tố cáo 2011 “Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo).”
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 20 Luật Thanh tra 2010 “Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trong tình huống trên, thanh tra tỉnh H là cơ quan chuyên môn cùng cấp thuộc UBND tỉnh H. Nên trong trường hợp UBND tỉnh H không thể hoặc không có đầy đủ năng lực chuyên môn để tự mình xác minh thì Chủ tịch UBND tỉnh H có thể giao cho Thanh tra tỉnh H tiến hành thanh tra đối với Công ty xây dựng CT.
Phân tích các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người tố cáo? Qua đó nhận xét về việc tố cáo của ông Phạm T?
Mọi người cũng xem:
Phân tích các quy định pháp luật về nghĩa vụ của người tố cáo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Tố cáo 2011 thì người tố cáo có những nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình
Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo phải cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về tên tuổi, địa chỉ cũng như những thông tin cần thiết khác về cá nhân mà cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo yêu cầu.
Quy định này nhằm tránh tình trạng tố cáo nặc danh, sử dụng quyền tố cáo để bôi nhọ danh dự, uy tín của các cán bộ trong các cơ quan nhà nước bởi có nhiều đơn thư tố cáo không xác minh được người viết, nội dung đơn không nhằm xây dựng khối đại đoàn kết mà nhằm mục đích xấu, chia rẽ đấu đá nội bộ. Đơn cử như trường hợp mới đây xảy ra tại TW hội chữ thập đỏ Việt Nam. Lãnh đạo Hội này bị tố cáo nhưng khi về làm việc với người tố cáo theo đơn thì không có người này, chính quyền địa phương cũng “ngớ người” khi được thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm kẻ mạo danh viết đơn tố cáo rồi “ký tên” người dân có địa chỉ ở địa phương làm ảnh hưởng đến địa phương. Cụ thể, người này giả mạo là người dân địa phương cung cấp cho một số cơ quan báo chí một tập tài liệu, trong đó có lá đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Xuân Thu (Bí thư Đảng đoàn, chủ tịch TW Hội chữ thập đỏ Việt Nam và 4 bản quyết định do bà Xuân Thu ký ban hành), mục tiêu là để đấu tranh trên báo chí vì cho rằng bà Thu có nhiều sai phạm trong công tác. Tuy nhiên, trong lá đơn không phải là một lá đơn thật nhằm đấu tranh chống tiêu cực, mà là một lá đơn giả, nhằm “đấu đá” nội bộ, cụ thể nhằm “hạ bệ” bà Thu.
Trên thực tế, pháp luật không quy định việc tố cáo nặc danh là bất hợp pháp, không được giải quyết. Điều đó cũng có nghĩa là trong một số trường hợp, nếu thấy cần thiết phải xác minh tính xác thực của những thông tin trong đơn tố cáo, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo vẫn phải tiến hành xác minh những thông tin đó và có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nếu trong thực tế có các hành vi vi phạm pháp luật đó.
Thứ hai, người tố cáo cần trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
Khi thực hiện quyền tố cáo, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về sự việc mà bản thân chứng kiến hoặc biết được thông qua các nguồn thông tin khác nhau. Người tố cáo cũng có nghĩa vụ cung cấp cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Trong trường hợp người tố cáo cố tình tố cáo sai sự thật nhằm mục đích vu khống người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc các mục đích cá nhân khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự. Nếu việc tố cáo sai sự thật nhưng bản thân người tố cáo không cố ý mà do những nguyên nhân khách quan khác thì người tố cáo không phải chịu trách nhiệm.
Thứ ba, người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra thì phải thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Trong trường hợp người tố cáo cố tình tố cáo sai sự thật nhằm mục đích vu khống người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc các mục đích cá nhân khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật hoặc nặng nhất là trách nhiệm hình sự. Nếu việc tố cáo sai sự thật nhưng bản thân người tố cáo không cố ý mà do những nguyên nhân khách quan khác thì người tố cáo không phải chịu trách nhiệm.
Nhận xét về việc tố cáo của ông Phạm T
Theo em, việc ông T gửi đơn tố cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh H là đúng thẩm quyền vì theo quy định tại khoản 1 Điều 31 thì “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Tuy nhiên, UBND tỉnh H làm chủ đầu tư của công trình công cộng này, nên việc giải Chủ tịch UBND tỉnh H giải quyết là đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi ông T tố cáo việc Giám đốc công ty xây dựng CT và các nhân viên đã vi phạm quy định của pháp luật về chế độ tài chính, kế toán khi thi công công trình công cộng do UBND tỉnh H làm chủ đầu tư thì trong đơn tố cáo ông T chỉ cung cấp thông tin về hành vi vi phạm (ngày tháng vi phạm, số tiền vi phạm) nhưng không cung cấp được các chứng cứ chứng minh cho tố cáo của mình. Tình huống cũng không nêu cụ thể về ông T có cung cấp thông tin cá nhân của mình, nên ông T
Trên đây là nội dung việc trả lời các câu hỏi mà tình huống đưa ra. Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, đánh giá của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Quy định của pháp luật về tố cáo và thực tiễn việc áp dụng những quy định này vào đời sống. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.