Thuế vừa là nguồn thu ngân sách chủ đạo của Nhà nước, vừa là công cụ mạnh mẽ để Nhà nước quản lý đất nước trên mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một trong những loại thuế quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là thuế xuất nhập khẩu. Những năm qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta đã từng bước đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước ta. Cùng với những cơ hội lớn dành cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì sự thay đổi của pháp luật thuế xuất nhập khẩu cung mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với nền kinh tế còn non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước chưa đủ mạnh. Vì vậy, để hòa nhập mà không “hòa tan”, các nhà lập pháp phải xây dựng một hành lang pháp lý sao cho phù hợp với các điều kiện quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo cho nền kinh tế trong nước có một môi trường an toàn và ổn định để phát triển. Luật Thuế Xuất nhập khẩu năm 2016 là một công cụ pháp lý của nước ta trong số đó.
Liên quan đến vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài số 07: “Bằng những quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn giữ vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu. Tìm hiểu những thủ đoạn chủ yếu hiện nay chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu.”
Danh mục tài liệu tham khảo
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
- Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. CAND, 2017.
Những vấn đề lí luận chung về thuế xuất, nhập khẩu
Mọi người cũng xem:
Quy định luật thuế GTGT về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt của năm 2014 và mối quan hệ với Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2014
Phân tích quy định về thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân từ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đến Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay để thấy sự hoàn thiện trong Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã bao quát được các thu nhập của cá nhân.
Khái niệm về thuế nhập khẩu
Theo quan niệm chung, thuế là khoản tiền do các tổ chức, cá nhân nộp cho nhà nước để góp phần chia sẻ gánh nặng chi tiêu với nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Trải qua thời gian dài, có rất nhiều loại thuế hóa lạc hậu đã bị cấm, đồng thời cũng xuất hiện thêm nhiều loại thuế mới điều chỉnh từng lĩnh vực của đời sống, trong đó không thể không kể đến thuế nhập khẩu.
Vậy thuế nhập khẩu là gì? Có thể nói, thuế nhập khẩu được định nghĩa theo rất nhiều cách tùy thuộc cách mà người nghiên cứu tiếp cận.
Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi có hành vi nhập khẩu hàng hóa qua biên giới một nước. Với cách tiếp vận này, thuế nhập khẩu được quan niệm như là một quan hệ phân phối các nguồn lực tài chính, phát sinh giữa các chủ thể là tổ chức, cá nhân nộp thuế với người thu thuế là nhừ nước. Mặt khác, thuế nhập khẩu còn có thể được hiểu là đòn bẩy kinh tế hay biện pháp kinh tế để nhà nước điều tiết trực tiếp đối với quá trình sản xuất, tiêu dùng trong phạm vi mỗi quốc gia và chi phối một cách gián tiếp đối với hoạt đồng đối ngoại kinh tế trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Xét trên phương diện pháp lý, thuế nhập khẩu có thể hình dung như là quan hệ pháp luật phát sinh giữa nhà nước(người thu thuế) với tổ chức, cá nhân (người nộp thuế), theo đó các bên phiat thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau trong quá trình hành thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. quan hệ pháp luật này phát sinh từ cơ sở pháp lí là đạo luật thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành. Việc tiếp cận khái niệm thuế nhập khẩu từ góc độ pháp lý mang lại những ý nghĩa thiết thực. Nó giúp ta nhận diện rõ hơn bản chất của thuế nhập khẩu. Trên cơ sở lý thuyết đó, giúp cho nhà nước hoạch định và thực thi chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với quyền lợi của quốc gia và của người đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích với các quốc gia khác trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ các cách hiểu đó mà mỗi quốc gia lại đã hình thành khái niệm khác nhau về pháp luật thuế nhập khẩu. Ở Việt Nam, pháp luật thuế nhập khẩu được hiểu là tập hợp các QPPL do nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng kí, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, miễn giải thuế và xử lí các vi phạm, tranh chấp về thuế nhập khẩu, phát sinh giữa nhà nước và người nộp thuế.
Trong bối cảnh tự do thương mại hóa như hiện nay, nội hàm của thuế nhập khẩu được mở rộng. Theo đó, khái niệm pháp luật thuế nhập khẩu cũng được mở rộng theo, không chỉ là các quy định của pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả các quy định trong pháp luật quốc tế liên quan trực tiếp đến vấn đề nhập khẩu. Các văn bản pháp lý có giá trị tiêu biểu trên phạm vi khu vực và thế giới có thể kể đến Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung- CEPT (common Effective Prefential Tariff); Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kì; Hiệp định GATT hay Hiệp định WTO hiện hành… Dựa trên các hiệp định mà quốc gia kí kết, các vấn đề liên quan đến thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng trực tiếp trong quan hệ giữa nhà nước và người nộp thuế. Trong trường hợp luật chỉ quy định những nguyên tắc chung, việc tiến hành các nguyên tắc phải thông qua việc nội luật hóa.
Đặc trưng của thuế nhập khẩu
Mọi người cũng xem:
So với các loại thuế nội địa thì thuế nhập khẩu có nhiều điểm khác biệt. Những khác biệt này bắt nguồn từ bản chất và chức năng của thuế nhập khẩu. Các đặc trưng này bao gồm:
Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới. Khái niệm “hàng hóa” là đối tượng chịu thuế nhấp khẩu, có thể hiểu theo nghĩa thông thường, bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào biên giới một nước. Trong xã hội hiện đại, xuất hiện ngày càng nhiều loại hàng hóa vô hình được chuyển qua biên giới một nước nhưng không theo phương thức thông thường mà cơ quan Hải quan có thể kiểm soát được. Ví dụ điển hình chho những loại hàng hóa này chính là những sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin được giao dịch hàng ngày qua mạng máy tính toàn cầu (Internet)….
Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, khi một nhà nhập khẩu nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu đó thì số thuế đó là trực thu vì người nộp thuế đồng thời là người phải chịu thuế. Ngược lại, khi người đó bán lại hàng hóa cho người khác và cộng khoản tiền thuế vào chi phí bán thì nó nghiễm nhiên trở thành thuế gián thu, vì người nộp thuế và người chịu thuế là hai đối tượng khác nhau.
Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ nền sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu. Chức năng này thể hiện sự khác biệt căn bản giữa thuế nhập khẩu với các loại thuế nội địa khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Vai trò của thuế nhập khẩu
Mọi người cũng xem:
Giống như bất kì loại thuế nào, thuế nhập khẩu cũng thể hiện ba vai trò cơ bản:
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
- Điều tiết hoạt động kinh tế
- Hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội
Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn mang một vai trò đặc biệt, đó là bảo hộ nèn sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa nội địa với hàng hóa ngoại nhập. Vai trò đặc thù này xuất phát từ thực tiễn, hàng hóa nhập khẩu sẽ phải chịu thêm ít nhất là một lần chi phí do thuế nhập khẩu, dẫn đến giá cả cuối cùng sẽ tăng lên so với các hàng hóa cùng loại sản xuất khong nước không phải đội thuế nhập khẩu. Sự chênh lệch giá cả đáng kể này sẽ kích thích người tiêu dùng sử dụng các hàng hóa nội địa. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp non trẻ có cơ hội và thời gian ổn định, phát triển, cạnh tranh trên thị trường với hàng hóa từ khắp các quốc gia khác nhập vào qua biên giới.
Vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu của Luật thuế nhập khẩu 2016:
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 được quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Sau hơn 10 năm thực thi, Luật đã đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũng bộc lộ rõ một số hạn chế, không phù hợp với diễn biến thực tế phát triển kinh tế- xã hội của đất nước thời kì đó. Tình hình yêu cầu đổi mới, phát triển, hội nhập đó là nguyên nhân để ra đời Luật xuất khẩu, luật nhập khẩu ngày 06/04/2016 thay thế cho các quy định cũ không còn phù hợp.
Nhưng quy định của Luật xuất khẩu, luật nhập khẩu 2016 đã kế thừa và phát huy được nhưng ưu điểm của những quy định cũ, đồng thời khắc phục được những điểm hạn chế. Đặc biệt, các quy định của Luật 2016 cũng chỉ rõ vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu- vai trò đặc thù của pháp luật thuế nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước
Mọi người cũng xem:
Phân tích quy định về thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân từ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đến Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay để thấy sự hoàn thiện trong Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã bao quát được các thu nhập của cá nhân.
Ý kiến cá nhân khi đánh giá quy định pháp luật về công khai ngân sách
Quy định luật thuế GTGT về hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
- Khái niệm bảo hộ nền sản xuất trong nước
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hộ nền sản xuất. Theo Từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ biên, “bảo hộ là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trong thị trường nước mình”. Trong cuốn Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế, Walter Goode lại cho rằng “bảo hộ là mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị trường quốc tế. Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thông qua thuế qua, trợ cấp, các biện pháp xuất khẩu tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan khác…”
Từ một vài định nghĩa về bảo hộ trên đây, có thể hiểu, bảo hộ sản xuất là thuật ngữ kinh tế, chỉ toàn bộ biện pháp bảo hộ ngành sản xuất hàng hóa trong một quốc gia nhằm chống lại sự cạnh tranh đến từ hàng hóa tương tự từ nước ngoài.
Một số biện pháp bảo hộ thông thường như: áp đặt thuế suất cao đối với mjawt hàng nhập khẩu, áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường,… Các biện pháp này được chia làm hai loại là biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế quan. WTO và các chế định khu vực thương mại thừa nhận thuế quan là một công cụ bảo hộ hợp pháp bởi tính minh bạch và rõ ràng của nó. Mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu qua lãnh thổ hải quan của một quốc gia được quy định bằng một con số cụ thể.
- Biểu hiện thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước
Thứ nhất, các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lí để các hoạt động bảo hộ được thực hiện.
Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, khoản 2, khoản 3 Điều 5 và khoản 1,2,3,4 Điều 11 quy định các biện pháp về thuế đẻ tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa đầy đủ, mới chỉ dừng ở việc định danh các biện pháp này. Đến Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã có sự bổ sung các quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử để góp phần bảo vệ nền sản xuất kinh doanh trong nước trong điều kiện hội nhập quốc tế, trên cơ sở kế thừa, nâng cấp, bổ sung những quy định của Pháp lệnh liên quan thời gian qua. Cụ thể, Luật 2016 đã bổ sung về thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gòm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ gồm điều kiện áp dụng, nguyên tắc áp dụng, thời gian áp dụng đối với từng loại thuế. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc giá trị hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai thuế có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trong phần giải thích từ ngữ, Luật đã bổ sung giải thích một loạt cụm từ ngữ có liên quan về ba loại thuế phòng vệ được chuyển nguyên trạng từ quy định tại các Pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh về thuế tự vệ, Pháp lệnh chống trợ cấp, bao gồm: “Ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước”, “ngành sản xuất trong nước”, “nhập khẩu hàng hóa quá mức”… Cùng với đó, tại chương III (từ điều 12 đến điều 15) Luật quy định về nội hàm của từng biện pháp phòng vệ thuế như điều kiện, nguyên tắc áp dụng, thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ và thẩm quyền áp dụng các loại thuế này.
Thông qua việc quy định các loại thuế trên, trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đã đảm bảo được sự nhất quán, xuyên suốt, tạo ra môi trường nhằm phát huy vai trò là công cụ bảo hộ sự hành mạnh của môi trường kinh tế, bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước trong điều kiện phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế gần như xuống 0% trong thời gian tới; mặt khác, nâng quy định pháp lí từ pháp lệnh lên thành Luật và việc hợp nhất các nội dung về accs biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tạo sự rõ ràng, minh bạch trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, và thuế tự vệ đều là những hình thức bảo hộ hợp pháp và có những tác động tích cực tới nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Thứ hai, để bảo hộ nền sản xuất trong nước, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành quy định mức thuế suất cao cho hàng hóa nhập khẩu, để lamg tăng giá thành của hàng hóa khi vào thị trường Việt Nam, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của các hàng hóa nhập vào so với hàng hóa sản xuất nội địa. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam, hàng hóa từ khi phi thuế quan hoặc nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ trên.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan từ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ trên
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp trên. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ tại điều 10 của luật để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Thuế nhập khẩu quy định mức thuế suất phân biệt đối với các loại hàng hóa khác nhau, cụ thể là đối với hàng hóa trong nước đã sản xuất hoặc đang được khuyến khích sản xuất thì chịu mức thuế nhập khẩu cao, còn đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất thì chịu mức thuế suất nhập khẩu thấp.
Chính vì vậy, thuế nhập khẩu có tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Đối với các ngành nghề đang được nhà nước quan tâm và ưu tiên phát triển, thuế suất thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng hóa của ngành nghề này sẽ cao hơn nhằm mục đích giảm sự cạnh tranh của mặt hàng cùng loại, giảm bớt đối thủ cho các doanh nghiệp còn non trẻ về kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính trong nước.
Ví dụ, đối với hàng hóa đã sản xuất hoặc đang được khuyến khích như thủy hải sản, ngành lắp ráp và sản xuất ô tô, ngành cơ khí,…thì đánh mức thuế suất cao lên cụ thể như:
Ngành thủy sản: đối với động vật giáp xác đã được hun khói chịu mức thuế suất nhập khẩu là 27%
Linh kiện sản xuất ô tô chịu mức thuế suất nhập khẩu là 70%
Ngành nông nghiệp, đối với mặt hàng trứng chim và trứng gia cầm nguyên vỏ, sống, đã bảo quản, đã làm chín có mức thuế suất nhập khẩu lên đến 45%…
Mặt hàng máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được hoặc ít thì áp dụng mức thuế suất thấp.
Thứ ba, Nhà nước còn quy định thuế suất áp dụng trong trường hợp vượt quá hạn ngạch để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Đây được biết đến là hình thức bảo hộ hợp pháp của nhà nước. Hiện nay, hạn ngạch thuế quan được áp dụng đối với 4 mặt hàng là: đường, muối, trứng và thuốc lá.
Ví dụ: đối với mặt hàng là trứng gà: lượng hạn ngạch ban đầu và thuế suất trong hạn ngạch được áp dụng là 30.000 tá chịu mức thuế 40%; thuế suất ngoài hạn ngạch là 80%.
Như vậy, thông qua các quy định như trên, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong hoạt động đánh thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam: đưa ra ưu đãi thuế cho các mặt hàng là tư liệu sản sản xuất và tư liệu tiêu dùng mà trong nước chưa sản xuất được để các doanh nghiệp có cơ sở để đi và sản xuất mà chi phí không bị gồng gánh, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp nội địa, cũng như đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thực tế của người dân. Bên cạnh đó, những mặt hàng mà Việt Nam vẫn cần nhập từ nước ngoài do nội địa đã sản xuất nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng thì Nhà nước đưa ra chính sách ưu đãi thuế trong ngạch hạn mức, nếu vượt qua ngạch hạn mức thì mức thuế suất không được ưu đãi nữa. Điều đó giúp cho nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng tương đối đủ, đồng thời tại sức cạnh tranh về giá cả của mặt hàng đó nhập về và của nội địa, giúp khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tăng năng suất, sản lượng đối với sản phẩm đó. Quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 rõ ràng, chi tiết hơn cũng tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động bảo hộ trên tích cực được thực hiện.
Thuế nhập khẩu khuyến khích xuất khẩu
Mọi người cũng xem:
Phân tích quy định về thu nhập chịu thuế Thu nhập cá nhân từ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đến Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay để thấy sự hoàn thiện trong Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành đã bao quát được các thu nhập của cá nhân.
Thế nào là nguyên tắc công khai trong hoạt động ngân sách?
Tổng hợp 32 đề và câu trả lời vấn đáp tài chính
Ngoài vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu còn góp phần khuyến khích xuất khẩu, cụ thể được thể hiện thông qua các quy định sau:
Thứ nhất, miễn thuế là một trong những quy định của Nhà nước góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã quy định việc miễn thuế đối với một số loại hàng hóa như nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Quy định này đã tạo điều kiện về mặt tài chính cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất các sản phẩm xuất khẩu. Vì giảm bớt chi phí trong việc đầuu tư nguyên vật liệu đầu vào nên sẽ giảm gánh nặng về vốn cho các doanh nghiệp, điều này ddawjc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp còn non trẻ, yếu về tài chính. Cụ thể, Luật quy định miễn thuế các đối tượng này tại khoản 6,7 và 16 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
6. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với:
a) Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu, bao gồm: máy móc, thiết bị; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải trong dây chuyền công nghệ phục vụ trực tiếp cho hoạt động đóng tàu; vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được;
b) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu;
c) Tàu biển xuất khẩu.
Thứ hai, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khuyến khích xuất khẩu hàng hóa thông qua việc quy định về hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh những mặt hàng xuất khẩu. Quy định về hoàn thuế tại điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
Điều 19. Hoàn thuế
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
Việc đánh thuế suất cao đối với một số loại hàng hóa đã góp phần bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước, thúc đây và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những ngành sản xuất trong nước trước đây chưa phát triển hoặc chỉ mới ở quy mô nhỏ thì hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng đáp ứng từng bước nhu cầu trong nước, thậm chí còn xuất khẩu ra nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng đáng kể các ngành dệt may, thủy sản, vật liệu xây dựng…là minh chứng rõ ràng nhất.
Báo cáo tại Hội thảo Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 có xét đến năm 2020, ông Phạm Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) cho biết, tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên tổng giá trị ngành cơ khí trong năn 2014 đạt 32.12%, đã vượt chỉ tiêu Chiến lược là 30%. Thêm vào đó, việc hầu như không thu thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu, giảm nhóm và lượng các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu đã góp phần khuyến khích việc sản xuất và xuất khẩu trong nước.
Thứ ba, việc kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với các vật tư nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu góp phàn tích cực trong việc hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu theo đúng định hướng kinh tế của nhà nước. Đồng thời, Luật đã sửa đổi nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất. Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa xuất khẩu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng…phù hợp với định hướng phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Các nguyên tắc sẽ góp phần tạo thị trường ổn định, nguồn thu cho ngân sách nhà nước; đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện các chính sách cải cách hành chính về thuế.

Các thủ đoạn giúp các chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu
Mọi người cũng xem:
Trong điều kiện các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của kim ngạch nhập khẩu, đồng thời, các hành vi gian lận thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể về hình thức gian lận, số vụ gian lận và quy mô thuế gian lận. Một số hành vi gian lận thuế nhập khẩu chủ yếu như sau:
- Buôn lậu:
Đây là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa cấm, không khai báo, tránh sự quản lí của hải quan và trốn nghĩa vụ thuế. Thời gian qua, việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng cấm có diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, khó kiểm soát. Hàng nhập lậu chủ yếu là hàng tiêu dùng như giày dép, quần áo, vải, đồ chơi trẻ em, rượu bia vá các loại nước giải khát, hàng điện máy gia dụng, điện lạnh… Sau khi nhập khẩu vào Việt Nam, các mặt hàng này được xé nhỏ, vận chuyển bằng xe khách, xe tải và được hợp pháp hóa bằng hệ thống hóa đơn mua qua lại giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động buôn lậu nêu trên, lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhạp khẩu nhưng không khia báo đầy đủ các mặt hàng hoặc cố tình khai thiếu số lượng hàng nhập khẩu để giảm bớt hoặc loại trừ nghĩa vụ thuế.
- Khai sai chủng loại hàng hóa:
Lợi dụng sự thông thoáng về thủ tục hải quan cũng như nguồn lực có hạn của cơ quan hải quan, nhiều chủ hàng đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc khai sai tên hàng. Người nộp thuế còn trốn thuế bằng cách nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh nhưng lại tháo bớt môt số bộ phận để khia báo là hàng chưa hoàn chỉnh nhằm hưởng thuế suất thấp của các loại linh kiện. Điều này được thực hiện qua việc chủ hàng thành lập nhiều công ty khác nhau hoặc tiến hành móc nối với nhiều công ty để mỗi công ty tiến hành nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong nhiều thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Thực tế thời gian qua, nhiều chủ hàng đã lợi dụng các vấn đề trên để thực hiện gian lận thuế nhập khẩu bằng cách trên. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng 10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại, trong đó mẫu khai đúng chiếm 43%, còn lại là khai báo sai, giảm thuế khoảng 7.4 % tổng số mẫu.. Các cách gian lận thường gặp là cố tình khai sai tên hàng hóa, chủng loại hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp; nhập khẩu hàng hóa hoàn chỉnh nhưng tháo bớt một số chi tiết để hưởng thuế suất ưu đãi đối với linh kiện.
- Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:
Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam được phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Lợi dụng việc áp dụng thuế suất ưu đãi hoặc thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với các hàng hóa có xuất xứ từ các nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ đã thỏa thuận về ưu đãi tối huệ quốc hay ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam, các chủ hàng hóa có tình khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và làm các giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) giả để được hưởng các mức thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt.
- Gian lận giá tính thuế:
Gian lận thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua giá tính thuế là hành vi rất phổ biến hiện nay. Các hành vi gian lận thường được các chủ hàng thực hiện dưới các hình thức sau:
Thứ nhất, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, những mặt hàng hay biến động về giá.
Thứ hai, chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo thấp trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước. Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn so với trị giá giao dịch thực tế.
Thứ ba, chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm dò thái độ của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Thứ năm, chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để tăng vốn đầu tư và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
- Giả mạo mục đích xuất khẩu, nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế
Chứng từ thường hay được các chủ hàng giả mạo với mục gian lận thuế thường là các chứng từ nộp thuế (nhằm giải tỏa cưỡng chế thuế của cơ quan hải quan) hoặc các hồ sơ hải quan (để hợp thức hóa các lô hàng nhập lậu). Trong đó, các trường hợp phổ biến là gian lận thuế qua việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư; gian lận qua việc lợi dụng chính sách quản lý đối với hàng gia công; gian lận thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập… Điển hình nhất là vụ buôn lậu xăng A92 lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, trị giá ước tính 27 tỷ đồng tại vùng biển Thanh Hoá vào tháng 7/2012; hành vi buôn lậu của Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam (Vinapco) dưới hình thức lợi dụng tạm nhập tái xuất xăng dầu qua cửa khẩu đường bộ để buôn lậu 296,6 tấn xăng A92, trị giá khoảng 8 tỷ đồng, số thuế doanh nghiệp gian lận ước tính 2,5 tỷ đồng.
Cũng theo thống kê của Hải quan, trong những năm qua đã có 500 ôtô nhập vào Việt Nam theo hình thức tạm nhập tái xuất nhưng đến nay chỉ có 100 chiếc làm thủ tục xuất và nhập trở lại. Nghĩa là còn 400 chiếc không làm thủ tục xuất và nhập trở lại mà lưu hành trong nội địa gây thất thu số tiền thuế rất lớn cho Nhà nước.
Ngoài ra, nhiều chủ hàng lợi dụng quy định chuyển cửa khẩu để gian lận thuế; lợi dụng chính sách ân hạn thuế để nợ thuế sau đó tẩu tán bán hàng và bỏ trốn khỏi trụ sở kinh doanh mà không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp để tránh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế….
Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đặc thù của thuế nhập khẩu đối với thực tiễn, đặc biệt là qua các quy định của Luật xuất khẩu, nhập khẩu 2016, đó là công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu. Bên cạnh những thành quả tích cực mà pháp luật thuế xuất nhạp khẩu mang lại, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những lỗ hổng, những thiếu sót còn tồn đọng dẫn đến các hành vi gian lận thuế nhập khẩu liên tục xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của ngân sách, cũng như quyền lợi, sự công bằng giữa những doanh nghiệp, cá nhân trên thị trường. Mong rằng nhà nước ta sẽ có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa.
Một số giải pháp có thể đề xuất như: hoàn thiện chính sách thuế nói chung và các văn bản pháp luật về thuế nói riêng, tăng cường nắm bắt thông tin về người nộp thuế; liên tục cập nhật các thủ đoạn gian lận thuế, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế; chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra thuế và hiệu lực của các biện pháp cưỡng chế, xử lý vi phạm về thuế; nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế; nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế kết hợp với hỗ trợ người nộp thuế trong tuân thủ pháp luật thuế; nâng cao năng lực và phẩm chất của công chức quản lý thuế; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của công chức thuế, của người nộp thuế cần phải tiến hành thường xuyên và chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả công tác và hạn chế các tiêu cực, gian lận.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Chứng minh thuế nhập khẩu vẫn giữ vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./.